Luật Đất Đai

Hàng xóm lấn chiếm đất xử lý như thế nào?

Hàng xóm lấn chiếm đất là vấn đề nhức nhối gây ra nhiều tranh chấp và căng thẳng trong khu dân cư. Khi hành vi lấn chiếm xảy ra, bất kỳ chủ sở hữu đất đai hợp pháp nào cũng cần biết cách giải quyết vấn đề này một cách phù hợp. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, các biện pháp xử lý có thể khác nhau từ hòa giải, gửi đơn khiếu nại đến chính quyền địa phương hoặc ra tòa khởi kiện. Để giữ vững quyền sử dụng đất, người bị xâm phạm cần thực hiện các bước pháp lý đúng đắn để chấm dứt và ngăn chặn hành vi lấn chiếm tiếp diễn.

Lấn chiếm đất trái quy định pháp luật
Lấn chiếm đất trái quy định pháp luật

Quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

Hành vi lấn, chiếm đất sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất
Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất

Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Lấn, chiếm đất tại khu vực đô thị

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp lấn chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Người sử dụng đất có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận ranh giới đất (mẫu đơn xác định ranh giới đất theo quy định của pháp luật) để xin cấp giấy chứng nhận đất hoặc bổ sung hồ sơ trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Xử lý hình sự đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

Người sử dụng đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lấn, chiếm đất nếu đáp ứng hết tất cả các điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai:

  • Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên?

Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai
Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ theo quy định tại Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì:

  • Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình;
  • Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Trường hợp đương sự lựa chọn “giải quyết” tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất được thực hiện như sau:

  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Dịch vụ luật sư giải quyết trường hợp hàng xóm lấn chiếm đất

Luật sư chuyên môn lĩnh vực đất đai sẽ hỗ trợ khách hàng trong nội dung sau:

  • Đánh giá tình huống, xác định quyền sở hữu và ranh giới đất đai hợp pháp
  • Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ làm bằng chứng để chứng minh quyền lợi bị xâm phạm
  • Gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng yêu cầu can thiệp, xử lý vi phạm
  • Tiến hành đàm phán, hòa giải nhằm đạt được thỏa thuận giữa các bên
  • Nếu cần, đại diện khách hàng khởi kiện ra tòa theo đúng quy trình pháp luật
  • Tư vấn, hỗ trợ suốt quá trình để đảm bảo quyền lợi hợp pháp không bị xâm phạm

Việc giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm là vấn đề nhạy cảm và cần được xử lý thận trọng. Thay vì hành động tự phát hoặc gây rắc rối, đề xuất tốt nhất là tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ quan có thẩm quyền. Bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan và tham vấn ý kiến từ luật sư chuyên nghiệp. Hãy liên hệ theo đường dây nóng 1900636387 để được tư vấn đất đai miễn phí về các bước tiếp theo. Với sự kiên nhẫn và tuân thủ pháp luật, vấn đề sẽ được giải quyết một cách công bằng và hợp lý.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.7 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 960 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *