Tranh chấp cho mượn nhà theo hình thức lập vi bằng là vấn đề được mọi người quan tâm trong đời sống ngày ngày. Như vậy, cho người khác mượn nhà theo hình thức lập vi bằng được quy định và có giá trị pháp lý như thế nào? Khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người cho mượn nhà? Thông qua bài viết này, giúp cho hiểu rõ về cách giải quyết tranh chấp cho mượn nhà theo hình thức lập vi bằng.
Mục Lục
Hình thức lập vi bằng được quy định như thế nào?
Vi bằng là gì ?
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.
Giá trị pháp lý của vi bằng
- Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Vi bằng chứng thực sự kiện, hành vi xảy ra theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân: sự kiện giao nhận tiền, gửi thông báo đòi nhà, đòi nợ, xác lập hợp đồng, lập di chúc; vay tiền, vay nặng lãi, vay vốn, hành vi vi phạm pháp luật của người khác, hành vi sử dụng nhà thuê không đúng mục đích…
- Vi bằng ghi nhận hiện trạng các công trình liền kề, lân cận, dùng để lập hồ sơ xây dựng.
- Vi bằng dùng làm chứng cứ để yêu cầu cơ quan bảo hiểm bồi thường.
- Vi bằng về các sự kiện, hành vi khác xảy ra trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc lập vi bằng
Để đảm bảo tính trung thực, khách quan, việc lập vi bằng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện và thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
- Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.
- Thừa phát lại không được tham gia vào sự kiện, hành vi mà mình ghi nhận trong vi bằng.
- Thừa phát lại không được thay đổi nội dung vi bằng đã được lập, trừ trường hợp phải sửa lỗi kỹ thuật, chỉ có ghi nhận sự kiện mới phát sinh để bổ sung cho vi bằng trước đó.
Thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng
Thẩm quyền lập vi bằng
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ:
- Các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự
- Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Phạm vi lập vi bằng
- Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng thừa phát lại.
Các tranh chấp có thể xảy ra khi cho mượn nhà theo hình thức lập vi bằng
Theo quy định tại Điều 117 Luật Nhà ở 2014 và Điều 494 BLDS 2015 thì thỏa thuận về cho mượn nhà ở là giao dịch dân sự về nhà ở.
Theo đó dựa trên sự thỏa thuận của các bên, bên cho mượn giao tài sản là căn nhà cho bên mượn để ở trong một thời hạn mà không phải trả “tiền”, bên mượn phải trả lại nhà khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Các trường hợp có thể xảy ra đối với tranh chấp cho mượn nhà theo hình thức lập vi bằng:
Trường hợp 1:
- Sau khi lập vi bằng về việc cho mượn nhà và tiến hành luôn thủ tục tặng cho HOẶC CHUYỂN NHƯỢNGphần quyền sử dụng đất của mình cho người khác. Do đó, căn nhà thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người nhận.
- Khi đó, bên nhận có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai.
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
- Do vậy, bên nhận có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất mà không cần sự đồng ý của của bên chuyển nhượng.
Trường hợp 2:
- Hai bên chỉ lập vi bằng về việc cho mượn phần quyền sử dụng nhà thì đây không phải là căn cứ để xác lập giao dịch dân sự về tặng cho hoặc chuyển nhượng đất
- Do đó, người cho mượn vẫn là chủ sở hữu hợp pháp đối với căn nhà đó. Người cho mượn vẫn có quyền, nghĩa vụ chuyển nhượng quyền sử dụng căn nhà
- Như vậy, nếu người muốn chuyển nhượng căn nhà thì phải có sự đồng ý của bên cho mượn. Nếu bên còn lại, tự ý chuyển nhượng, thì hai bên có thể thỏa thuận, thương lượng hoặc đưa ra tòa xét xử để giải quyết TRANH CHẤP
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp
Mặc dù theo quy định của pháp luật dân sự thì người ở nhờ phải trả lại nhà cho gia chủ khi đến hạn, nhưng nhiều trường hợp họ cố tình không muốn trả lại nhà ở. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình bên cho ở nhờ có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền như sau:
- Bước thứ nhất, xác định thẩm quyền Tòa án. Vì nhà ở là bất động sản nên theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có nhà ở.
- Bước thứ hai, nộp đơn khởi kiện và kèm theo tài liệu, chứng cứ. Người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện và các tài liệu để minh chứng cho việc mình là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà như: hợp đồng về cho mượn nhà ở, giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất,….
- Bước thứ ba, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và bước vào giai đoạn hòa giải, chuẩn bị xét xử.
- Bước thứ tư, Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo trình tự, thủ tục sơ thẩm.
Như vậy, khi cho ở nhà người chủ nhà nên lập hợp đồng bằng văn bản theo hình thức lập vi bằng, điều này giúp tránh phát sinh các tranh chấp về sau khi người ở nhà không muốn trả lại nhà. Đây cũng là chứng cứ quan trọng khi khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi lại nhà ở
Trên đây là bài viết của chúng tôi hướng dẫn giải quyết tranh chấp liên quan đến việc cho mượn nhà ở. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật cụ thể hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 63 63 87 để được giải đáp. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm: