Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Có nhiều phương thức để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra trong đó phương thức giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án là phương thức được sử dụng phổ biến. Vậy, cơ sở giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án là gì?
Mục Lục
Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết bằng biện pháp hòa giải
- Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở;
- Hòa giải tại UBND cấp xã (bắt buộc).
Giải quyết bằng biện pháp khác khi không hòa giải được
- Biện pháp hành chính;
- Giải quyết thông qua Tòa án.
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, những tranh sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa dựa vào những cơ sở nào?
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai, Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Trường hợp 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Như vậy, căn cứ khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, những tranh sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
Những công việc luật sư sẽ thực hiện hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa
Để việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa được diễn ra tốt đẹp và đạt được kết quả như mong muốn. Việc tìm đến Luật sư uy tín, có chuyên môn cao là hết sức cần thiết. Khi giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án, Luật sư sẽ thực hiện hỗ trợ khách hàng những công việc như:
- Soạn theo đơn từ, chuẩn bị hồ sơ nhằm giải quyết nhu cầu thiết thực cho khách hàng. Đơn từ ở đây có thể là đơn khiếu nại, đơn tố cáo cơ quan cấp có thẩm quyền trong quản lý hành chính về đất đai, soạn thảo đơn khởi kiện liên quan đến tranh chấp đất đai và các đơn từ khác xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
- Đại diện khách hàng nộp đơn khởi kiện;
- Đại diện tham gia tố tụng;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
Trên đây là nội dung giải đáp vấn đề về cơ sở giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư nhà đất qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn KỊP THỜI. Xin cảm ơn./.