Luật Doanh Nghiệp

Cách chọn tên cho công ty khi thành lập theo đúng quy định pháp luật

Cách chọn tên cho công ty khi thành lập theo đúng quy định pháp luật. Là câu hỏi được nhiều sự quan tâm của những người có ý định thành lập công ty, doanh nghiệp. Việc đặt tên công ty, doanh nghiệp cũng đòi hỏi cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý khách giải đáp những thắc mắc trên.

Tên công ty theo quy định pháp luật

Nguyên tắc đặt tên công ty theo quy định pháp luật

Tên công ty phải được đặt bằng tiếng Việt

Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp;Tên riêng.
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp đặt bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

Theo Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Tên viết tắt từ tên Tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

>>> Xem thêm: Thủ Tục Sau Thành Lập Công Ty

Một số điều cấm trong đặt tên công ty theo quy định Luật Doanh nghiệp

Điều cấm khi đặt tên

Khi có ý định thành lập công ty hay doanh nghiệp thì việc đặt tên cho công ty là vô cùng quan trọng, đặt tên công ty làm sao cho bao hàm hết được những ngành nghề mũi nhọn của công ty, tạo được thương hiệu mạnh, để khách hàng dễ nhớ nhất, tạo khả năng nhận biết với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều công ty khi tiến hành đặt tên công ty nhưng lại không biết rằng việc đặt tên công ty không phải theo mong muốn của mình mà cần phải tuân theo quy định pháp luật. Theo đó, tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những điều cấm khi đặt tên công ty, cụ thể:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Theo đó, tên trùng và tên gây nhầm lẫn:

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

CSPL: Khoản 1, 2 Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020.

Hướng dẫn cách tra cứu tên công ty để tránh bị trùng

Đặt tên công ty trùng với công ty đã đăng ký là một trong những điều cấm, do đó, cần thực hiện tra cứu trước khi làm thủ tục đặt tên công ty để tránh bị trùng. Tham khảo cách tra cứu tên công ty dưới đây:

  • Vào Trang chủ của Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  • Chọn Dịch vụ công > Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến
  • Đăng ký tài khoản tại Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/online/Default.aspx
  • Sau khi kích hoạt tài khoản thành công, đăng nhập vào Hệ thống bằng tài khoản đã tạo, chọn Đăng ký doanh nghiệp > Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh > Tiếp theo.
  • Chọn Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc > Tiếp theo
  • Chọn loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp tư nhân… > Tiếp theo
  • Chọn các giấy tờ nộp qua mạng điện tử
  • Gồm:
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên (tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập);
  4. Bản sao Giấy chứng thực cá nhân;
  5. Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN.
  • Sau đó, chọn Tiếp theo > Bắt đầu.
  • Chọn Tên doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc và gõ tên công ty dự định thành lập.
  • Kiểm tra cả tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp dự định thành lập.

Luật sư thành lập công ty theo quy định Luật Doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục thành lập công ty

  • Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Đại diện cho Quý khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan có thẩm quyền.
  • Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và mã số hải quan cho doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Như vậy, để nắm rõ và thực hiện chọn tên cho công ty khi thành lập theo đúng quy định pháp luật thì bạn phải nắm rõ các quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành. Nếu bạn đọc có thắc mắc nào liên quan đến điều kiện, hồ sơ thành lập hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chọn tên cho công ty xin vui lòng liên hệ luật sư doanh nghiệp qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn. Xin cám ơn.

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết