Luật Lao Động

Bồi thường thiệt hại do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Bồi thường thiệt hại do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định ra như thế nào? Đây là vấn đề pháp lý mà nhiều người lao động quan tâm. Bộ luật lao động năm 2019 đã có những quy định hướng xử lý khi xay ra tranh chấp trong hợp đồng lao động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung này.

Bồi thường khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp. Quy định cụ thể ở Điều 36 Bộ luật lao động 2019 bao gồm:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe bình phục, người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng;
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày liên tục trở lên;
  • Người lao động cung cấp không trung thực thông tin cá nhân khi ký hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định pháp luật.

>>Xem thêm: Cách thức xác định người lao động không hoàn thành công việc được giao

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

>>> Xem thêm: Thỏa thuận điều khoản không tiết lộ bí mật (NDA) và không cạnh tranh (NCA)

BLLĐ 2019 đã quy định cụ thể trường hợp các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và các trường hợp nghiêm cấm đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Do đó, nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ không thuộc các trường hợp được cho phép thì bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật như:

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải bồi thường không?

Chấm dứt hợp đồng hợp pháp

Nghĩa vụ của công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp:

  • Chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động;
  • Thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động;
  • Trách nhiệm khác: hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm, cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động.

Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Nghĩa vụ công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

  • Nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết;
  • Trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc;
  • Công ty bồi thường cho người lao động.

Mức bồi thường thiệt hại cho NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, NSDLĐ phải:

Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;

Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);

Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Về cơ bản các khoản bồi thường này vẫn được áp dụng như BLLĐ năm 2012. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.

Trường hợp 2:  Người lao động không muốn làm việc, NSDLĐ phải trả:

Các khoản tiền như ở trường hợp 1;

​Trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Trường hợp 3: NSDLĐ không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả:

Các khoản tiền ở trường hợp 2;

Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Hướng xử lý khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật

Thông qua tổ chức Công đoàn

Bạn có thể làm đơn nhờ sự can thiệp của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này. Khi đó, tổ chức công đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để cùng với tổ chức đại diện của NSDLĐ (nếu có) để thương thảo, đối thoại, hợp tác với NSDLĐ hỗ trợ giải quyết vấn đề vì Công đoàn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Lao động 2019.

Khởi kiện người sử dụng lao động lên Tòa án có thẩm quyền

Hồ sơ

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  • Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
  • Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
  • Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền (nếu có).
  • Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).

 

đơn khởi kiện về chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Đơn khởi kiện về chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Người khởi kiện chuẩn bị các tài liệu khởi kiện như đã nêu ở trên.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như đã đề cập ở mục trên, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau, theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 4: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

(Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Căn cứ điều 203  khoản 1 mục a  Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với những tranh chấp về hôn nhân và gia đình là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
  • Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
  • Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

Sau khi thực hiện các công việc trong phạm vi quyền hạn của mình, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

(Căn cứ khoản 3, 4 Điều 203, Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

>> Xem thêm: Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại Tòa án

Luật sư tư vấn về các khoản chi phí bồi thường do bị chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động;
  • Tư vấn và soạn thảo văn bản cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động;
  • Tư vấn về phạm vi quyền, nghĩa vụ ủy quyền người khác giải quyết tranh chấp lao động;
  • Tư vấn thu thập tài liệu chứng cứ chủ chốt chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  • Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

Khi một hợp đồng lao động bị đơn phương chấm dứt bởi một bên, gây thiệt hại cho bên còn lại, bồi thường thiệt hại có thể là một yếu tố quan trọng trong quy trình xử lý tranh chấp. Trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận giữa các bên, bên bị thiệt hại có thể khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại thông qua quy trình giải quyết tranh chấp. Quy trình này có thể bao gồm việc nộp đơn tố cáo tại cơ quan lao động, trọng tài hoặc tòa án. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 757 bài viết