Luật Hình Sự

Trường hợp nào cản trở việc thi hành án bị khởi tố

Trường hợp nào cản trở việc thi hành án bị khởi tố là vấn đề được quý bạn đọc thắc mắc khi phát hiện trường hợp cản trở thi hành án và muốn thực hiện quyền khởi tố hành vi trên lên cơ quan có thẩm quyền. Để giải đáp thắc mắc trên, Luật sư tới từ Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bài viết về quy định của pháp luật đối với hành vi cản trở thi hành án, hình phạt và cấu thành tội phạm của Tội cản trở thi hành án.

Trường hợp nào cản trở việc thi hành án bị khởi tố

Trường hợp nào cản trở việc thi hành án bị khởi tố

Cản trở thi hành án 

Theo quy định của pháp luật, Cản trở việc thi hành án là hành vi trái pháp luật tác động đến quá trình thi hành án dẫn đến chậm thi hành, không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.

Cơ sở pháp lý: Khoản 8 Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP.

Cấu thành tội phạm của tội cản trở việc thi hành án

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và bình thường của cơ quan thi hành án. Ngoài ra còn xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân.

Đối tượng tác động của tội phạm này là những người có trách nhiệm thi hành án như: người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án và người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án hoặc người phải thi hành án.

Mặt khách quan

  • Hành vi:

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án. Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà họ có để tác động đến người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án hoặc tác động đến người phải chấp hành án để việc thi hành án không được thực hiện. Nếu người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở việc thi hành án thì không phải là hành vi phạm tội “cản trở việc thi hành án”.

Bằng việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, người phạm tội có thể dùng những thủ đoạn khác nhau để tác động đến người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án hoặc tác động đến người phải chấp hành án làm cho việc thi hành án không được thực hiện như: gọi điện, viết thư cho người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án tạm dừng việc ra quyết định hoặc tạm dừng việc thi hành quyết định, hoặc tác động đến người phải chấp hành án; tạo điều kiện cho người phải chấp hành án bỏ đi khỏi địa phương  như đi công tác học tập ở nước ngoài dài hạn; chống đối lực lượng thi hành án trước khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thi hành án, hoặc có những hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án,…

  • Hậu quả:

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Có 04 hậu quả có thể xảy ra như sau: Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn; Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng trở lên.

Tội phạm hoàn thành khi có một trong 04 hậu quả kể trên xảy ra, giữa hậu quả kẻ trên và hành vi khách quan của tội phạm phải có quan hệ nhân quả. Hậu quả xảy ra xuất phát từ nguyên nhân do thực hiện hành vi khách quan của tội phạm.

  • Mối quan hệ nhân quả:

Chủ thể thực hiện tội phạm biết hành vi của mình là trái với pháp luật, biết trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn thực hiện.

Mặt chủ quan

  • Lỗi: Người phạm tội cản trở việc thi hành án thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là biết rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật nhằm cản trở việc thi hành án, mong muốn cho hậu quả hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.
  • Động cơ: Động cơ tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, dù người phạm tội với động cơ nào đi nữa thì hành vi cản trở việc thi hành án đều đã cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, đối với tội phạm này, động cơ của người phạm tội chủ yếu là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Chủ thể

  • Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
  • Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ .
  • Người có chức vụ, quyền hạn có thể là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc thi hành án, nhưng cũng có cả những người không liên quan gì đến việc thi hành án, nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở việc thi hành án.
  • Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều kiện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Cơ sở pháp lý: Điều 381 Bộ luật Hình sự 2015.

Hình phạt của Tội cản trở việc thi hành án

Hình phạt của Tội cản trở thi hành án

Hình phạt của Tội cản trở thi hành án

Điều 381 Bộ luật Hình sự 2015 quy định 03 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
  • Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
  • Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;
  • Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.

Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư tư vấn về tội cản trở việc thi hành án

Luật sư tư vấn tội cản trở thi hành án

Luật sư tư vấn tội cản trở thi hành án

  • Tư vấn các quy định của pháp luật cụ thể về tội cản trở thi hành án và các khung hình phạt.
  • Thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ
  • Tư vấn về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng năng khung hình phạt, chuyển khung hình phạt, các trường hợp chuyển hóa tội phạm.

>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự

Muốn tố cáo Tội cản trở thi hành án đến các cơ quan chức năng, Quý khách hàng cần hiểu rõ các quy định của pháp luật đối với tội phạm trên. Tội cản trở thi hành án, cấu thành tội phạm và hình phạt đã được trình bày cụ thể trong bài viết trên. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với luật sư  tư vấn luật hình sự tại Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

4.9 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết