Luật Hình Sự

Tội chiếm giữ trái phép tài sản bị xử lý như thế nào?

Tội chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Tùy vào các trường hợp có mức độ, tính chất khác nhau sẽ có mức xử phạt hành chính, hình sự riêng biệt. Thông qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về mức xử phạt về tội chiếm giữ trái phép tài sản hiện nay.

Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản mà mình có được cho chủ sở hữu/người quản lý hoặc không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản do mình nhặt được, được giao nhầm… sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Dấu hiệu cấu thành tội phạm

Khách quan

  • Là hành vi chiếm giữ tài sản.
  • Không trả lại tài sản được giao nhầm cho chủ sở hữu tài sản đó mà cố ý chiếm giữ.
  • Không giao nộp cho cơ quan chức năng về tài sản mình nhặt được, tìm được, nhận được ,.. mà tiếp tục thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không phải của mình.

Mối quan hệ nhân quả: Tài sản do nhặt được, tìm được, nhận được không có khả năng thu hồi lại được.

Chủ quan

Xét về mặt chủ quan tội chiếm giữ trái phép tài sản được thực hiện bởi 02 yếu tố đó là;

  • Lỗi: Lỗi cố ý.
  • Mục đích: mong muốn giữ bằng được tài sản do bị giao nhầm, tìm được hoặc bắt được.

Qua đó, dựa trên 02 yếu tố này để xác định người đó thuộc tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Khách thể

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác. Tùy vào mức độ, tính chất của sự việc thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến tính mạng, sức khỏe của chủ sở hữu tài sản hoặc người khác.

Chủ thể

Người phạm tội có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Qua đó, Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Tội phạm có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc cũng thế có do nhiều nhiều người cùng thực hiện.

Cơ sở pháp lý: Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Mức xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính.

Các hành vi được quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

  • Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
  • Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  • Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

Theo điểm đ, e khoản 2 điều 15 nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác; Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Mức xử phạt theo bộ luật hình sự 2015.

  • Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Tư vấn thủ tục tố giác tội phạm chiếm giữ tài sản trái phép

Tư vấn thủ tục tố giác tội phạm chiếm giữ tài sản trái phép

Tư vấn thủ tục tố giác tội phạm chiếm giữ tài sản trái phép.

  • Tư vấn soạn thảo mẫu đơn tố cáo;
  • Tư vấn về các quy định của pháp luật cụ thể về từng loại tội phạm và định khung hình phạt đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về hình sự các quy định về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng nặng khung hình phạt, chuyển khung hình phạt, các trường hợp chuyển hóa tội phạm;
  • Tư vấn về các quy định của pháp luật hình sự, cách thức xử lý vi phạm phụ thuộc vào độ tuổi của người phạm tội;
  • Tư vấn và đánh giá về các mặt chủ quan và khách quan của tội phạm để đánh giá về mức độ phạm tội của khách hàng;
  • Tư vấn về thời hạn để được xóa án tích và các trình tự thủ tục để thực hiện việc xóa án tích.

Trên đây là nội dung cơ bản về tội chiếm giữ trái phép tài sản và mức hình phạt quy định hiện nay. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với luật sư tư vấn luật hình sự tại Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

5 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết