Luật Thừa Kế

Tư vấn khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài ở Cần Thơ

Tư vấn khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài ở Cần Thơ đang là dịch vụ giúp cho thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng. Do trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài khá phức tạp và cần chuẩn bị nhiều hồ sơ liên quan. Dưới đây là dịch vụ tư vấn khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài ở Cần Thơ mời quý bạn đọc tham khảo.

Khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoàiKhai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Quy định của pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Như vậy, thừa kế có yếu tố nước ngoài có thể được hiểu là quan hệ thừa kế thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người để lại di sản thừa kế là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người nhận di sản thừa kế là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Sự kiện dẫn đến phát sinh thừa kế xảy ra ở nước ngoài.
  • Di sản thừa kế ở nước ngoài.

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 681 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

  • Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  • Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  • Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

Như vậy, việc xác định công nhận di chúc tại Việt Nam phải đảm bảo theo quy định trên.

Xem thêm: Người Việt Nam có được hưởng thừa kế di sản ở nước ngoài không?

Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

Khi người để lại di sản chết mà không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật thì quan hệ thừa kế được xác định theo Khoản 1 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, pháp luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết sẽ được áp dụng để xác định trình tự, thủ tục nhận di sản, chia thừa kế, hàng thừa kế, diện thừa kế, di sản được thừa kế,…

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân Sự 2015 thì nếu di sản được để lại là bất động sản thì quan hệ thừa kế sẽ được xác định theo pháp luật nơi có bất động sản đó.

Khi nào thì khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài?

Trong trường hợp áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết vấn đề thừa kế, căn cứ theo quy định tại Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ Luật Dân sự 2015. Và căn cứ theo Điều 614 Bộ Luật Dân sự 2015 thì kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Lúc này, người thừa kế có quyền thực hiện khai nhận di sản thừa kế.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài có thể được phát sinh trong thời điểm nêu trên đối với các đối tượng hưởng theo diện sau đây:

  • Được hưởng thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài;
  • Được hưởng thừa kế theo diện thừa kế pháp luật có yếu tố nước ngoài.

Đồng thời tùy vào từng trường hợp xác định pháp luật áp dụng mà thời điểm khai nhận di sản thừa kế sẽ khác nhau.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định 2 chủ thể có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản như sau:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
  • những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.
Chia thừa kế có yếu tố nước ngoài
Chia thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Công Chứng 2014; Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công Chứng (sau đây gọi tắt là Nghị định 29/2015/NĐ-CP) thì văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

  • Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
  • Trường hợp di sản gồm có bất động sản và động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
  • Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một nơi thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận văn bản khai nhận di sản theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.

Vậy, việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Hồ sơ chuẩn bị

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục khai nhận di sản có yếu tố nước ngoài.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể và căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 57 Luật Công Chứng 2014; Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, hồ sơ chuẩn bị để khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thường sẽ bao gồm bản chính hoặc bản sao công chứng một số loại giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận chia di sản giữa những người thừa kế hợp pháp;
  • Văn bản khai nhận di sản;
  • Các loại giấy tờ về nhân thân như: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, hộ chiếu của người nhận thừa kế; Sổ hộ khẩu;
  • Các loại giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người nhận di sản;
  • Giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết, di chúc (nếu có) của người để lại di sản thừa kế;
  • Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;
  • Các loại văn bản, giấy tờ có tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch;…

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các loại giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị sẽ có thể phức tạp hơn hoặc đơn giản hơn.

Trình tự thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế

Trình tự thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế về cơ bản bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ phục vụ cho việc khai nhận di sản;
  • Bước 2: Công chứng, chứng thực hồ sơ, giấy tờ, văn bản khai nhận di sản. Lưu ý: Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định chi tiết tại Điều 58 Luật Công Chứng 2014 và Điều 18 nghị định 29/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
  • Bước 3: Cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền sẽ niêm yết công khai việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản;
  • Bước 4: Hướng dẫn ký và ký chứng nhận văn bản khai nhận di sản;
  • Bước 5: Nhận kết quả và đóng lệ phí.

Nếu di sản đó là bất động sản thì sau khi văn bản khai nhận di sản được công chứng chứng thực thì người nhận di sản phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với bất động sản đó tại cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp đương sự ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật. Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao như Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán của Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống.

Dịch vụ tư vấn khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài ở Cần Thơ

Nội dung dịch vụ tư vấn khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Cần Thơ như sau:

  • Hỗ trợ khách hàng trong việc xác định tài sản được thừa kế;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc khai nhận di sản;
  • Thay khách hàng đi tới các cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng để công chứng chứng thực các giấy tờ liên quan;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản thỏa thuận giữa những người được hưởng di sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế;
  • Hỗ trợ việc nhận di sản, đăng ký quyền sở hữu nếu di sản đó là bất động sản;..

Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp và yêu cầu của khách hàng nên việc tư vấn không chỉ giới hạn trong các nội dung trên.

Luật sư tư vấn thừa kế
Luật sư tư vấn thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài là một thủ tục bắt buộc và cần thiết. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn xin vui lòng liên hệ luật sư dân sự qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn.

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết