Phân chia di sản khi đã hết thời hiệu khởi kiện là vấn đề thắc mắc của nhiều người hiện nay khi đã hết thời hiệu khởi kiện phân chia di sản THỪA KẾ đối với tài sản chung nhưng các bên muốn chia di sản. Vậy cách giải quyết khi đã hết thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như thế nào, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn.
>>> Xem thêm: Thời Hạn Phân Chia Di Sản Do Người Chết Để Lại ?
Mục Lục
Quy định về thừa kế theo pháp luật dân sự
Quy định về thời hiệu thừa kế
Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu là thời hạn mà do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Theo đó thời hiệu thừa kế là thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền thừa kế và lơi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Quy định tại Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Thời hiệu khởi kiện là gì?
Đối với di sản thừa kế là bất động sản
Thời hiệu khởi kiện đối với bất động sản
Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thưà kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Đối với di sản là động sản
Thời hiệu khởi hiệu chia di sản thừa kế đối với động sản là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. Thời hạn để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác cũng là 10 năm từ thời điểm mở thừa kế.
Hệ quả pháp lý khi hết thời hiệu khởi kiện phân chia di sản
Hệ quả pháp lý lớn nhất khi hết thời hiệu chia di sản thừa kế đó là người thừa kế mất quyền yêu cầu khởi kiện đòi lại quyền lợi của mình. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của những người thừa kế đối với những di sản mà họ có quyền được hưởng. Ví dụ như:
- Khi hết thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật, di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang có quyền quản lý di sản đó.
- Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu tại Điều 236 BLDS 2015; di sản sẽ thuộc về Nhà nước nếu không có người đang chiếm hữu di sản đó,
Hướng xử lý tranh chấp di sản thừa kế hết thời hiệu khởi kiện
Theo Điều 156 BLDS 2015, nếu trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện khi tranh chấp phân chia di sản thừa kế nhưng rơi vào trường hợp không tính là thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự khi xảy ra các sự kiện sau:
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu;
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế.
Do đó, nếu rơi vào các trường hợp này thì thời hiệu khởi kiện vẫn áp dụng. Theo nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP, Điều 23 quy định không áp dụng thời hiệu đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, nên nếu áp dụng quy định này thì vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế.
>>> Xem thêm: Khi nào không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi về bài viết phân chia di sản đã hết thời hiệu khởi kiện. Nếu quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào xoay quanh pháp luật dân sự, vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 1900.63.63.87 để LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.