Luật Hình Sự

Thủ tục hỏi cung bị can trong vụ án Hình sự

Thủ tục hỏi cung bị can trong vụ án hình sự là một thủ tục bắt buộc nhằm để giải quyết vụ án. Thủ tục này được thực hiện theo quy định của luật tố tụng hình sự và các văn bản liên quan khác. Các vấn đề liên quan đến hỏi cung bị can như lấy lời khai, cách trả lời khi bị hỏi cung,… đang là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Sau đây là phần trình bày cơ bản về những vấn đề trên.

Hỏi cung bị can trong vụ án hình sựHỏi cung bị can trong vụ án Hình sự

Bị can theo quy định của tố tụng hình sự

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Cơ sở pháp lý: Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

 Hỏi cung bị can trong vụ án hình sự

Hỏi cung bị canHỏi cung bị can

Hỏi cung bị can trong vụ án hình sự có thể hiểu là một hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can. 

Thời điểm hỏi cung bị can: tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên, việc hỏi cung bị can không được tiến hành vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn được (cần phục vụ việc truy bắt đồng phạm, thu giữ ngay vật chứng, công cụ phương tiện phạm tội,…).

Địa điểm hỏi cung bị can: nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 183 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Trình tự thủ tục hỏi cung bị can trong vụ án hình sự

Thẩm quyền hỏi cung bị can

Theo quy  định tại khoản 1 và khoản 4  Điều 183, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.  Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền hỏi cung bị can bao gồm:

  • Điều tra viên các trường hợp thông thường.
  • Kiểm sát viên trong trường hợp cần thiết: bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trường hợp khác xét thấy cần thiết.

Cơ sở pháp lý: Điều 183 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Trình tự, thủ tục

Theo quy định của pháp luật hiện hành  thì việc hỏi cung bị can trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 183 và Điều 184, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Cụ thể trình tự, thủ tục hỏi cung bị can được thực hiện như sau:

Thủ tục hỏi cung bị canThủ tục hỏi cung bị can

  • Điều tra viên thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung trước khi hỏi cung bị can.
  • Điều tra viên đọc quyết định khởi tố bị can (đối với trường hợp hỏi cung bị can lần đầu), giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can và ghi vào biên bản (trường hợp có người phiên dịch, người bào chữa, người đại diện thì cũng sẽ giải thích quyền và nghĩa vụ của họ).
  • Điều tra viên đặt câu hỏi bị can hoặc bị can viết bản tự khai.
  • Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản lời khai của bị can thông qua việc Điều tra viên, Cán bộ điều tra ghi nhận lời khai của bị can hoặc bị can có thể tự viết lời khai của mình.
  • Điều tra viên, Cán bộ điều tra đọc biên bản cho bị can nghe hoặc bị can tự đọc.
  • Điều tra viên, Cán bộ điều tra, bị can ký xác nhận vào biên bản. (trường hợp có thêm người phiên dịch, người bào chữa, người đại diện thì cần ký xác nhận vào biên bản)

Đối với trường hợp do Kiểm sát viên tiến hành hỏi cung bị can thì trình tự, thủ tục cũng sẽ tương tự như khi Điều tra viên tiến hành hỏi cung bị can.

Cơ sở pháp lý: Điều 183, Điều 184 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Biên bản hỏi cung bị can

Biên bản hỏi cung bị can là một biên bản điều tra được người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập ra theo quy định của pháp luật, ghi nhận lại lời khai của bị can và được xác nhận bởi người có thẩm quyền và chính bị can.

Biên bản hỏi cung bị can bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Các thông tin nhân thân của bị can.
  • Lời trình bày của bị can.
  • Các câu hỏi của Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đối với trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can.
  • Câu hỏi của người bào chữa (nếu có).
  • Câu trả lời của bị can.
  • Chữ ký xác nhận giữa các bên tham gia.

Đối với trường hợp Điều tra viên hỏi cung bị can, biên bản sẽ theo Mẫu số 139 của Thông tư số 119/2021/TT-BCA Quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự của Bộ Công an ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2021.

Trong trường hợp Kiểm sát viên lấy lời khai bị can biên bản hỏi cung bị can theo Mẫu số 126/HS của Quyết định số 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành ngày 09 tháng 01 năm 2018.

Luật sư tham gia bào chữa cho bị can

  • Luật sư tham gia hỏi cung cùng bị can;
  • Luật sư tham gia bào chữa tại tòa cho bị can;
  • Luật sư tư vấn các thủ tục tố tụng khác cho bị can.

Khi hỏi cung bị can, cơ quan chức năng phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Việc hỏi cung phải đáp ứng điều kiện về thời điểm, địa điểm tiến hành việc hỏi cung và phải có lập thành biên bản hỏi cung. Bài viết trên là những nội dung cơ bản về thủ tục hỏi cung bị can trong vụ án hình sự. Nếu Quý khách hàng có vấn đề gì cần làm rõ hơn về vấn đề trên hay cần tư vấn luật hình sự thì vui lòng liên hệ với Luật sư của Chuyên tư vấn luật qua số điện thoại 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất.

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết