Luật Hôn Nhân Gia Đình

Quyền yêu cầu phản tố chia tài sản chung vợ chồng

Quyền yêu cầu phản tố chia tài sản chung vợ chồng là quyền độc lập của bị đơn đối với nguyên đơn trong một vụ việc ly hôn. Tuy nhiên, còn vài người nhầm lẫn giữa ý kiến phản đối của bị đơn với yêu cầu phản tố.  Bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật sẽ giúp làm rõ vấn đề trên

Quyền yêu cầu phản tố chia tài sản chung vợ chồng ly hônQuyền yêu cầu phản tố chia tài sản chung vợ chồng ly hôn

Quy định pháp luật Tố tụng về quyền phản tố

Thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện lại người kiện mình (tức là kiện ngược lại nguyên đơn). Tuy nhiên, đơn kiện sẽ được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn nếu một vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trường hợp, yêu cầu của bị đơn thuộc một vụ án khác, không liên quan đến đơn kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải kiện thành một vụ án mới.

Quyền phản tố được quy định tại khoản 1 điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Tức là sau khi nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Chủ thể có quyền phản tố

Chủ thể thực hiện quyền phản tố, theo quy định tại khoản 1 điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì “bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”  được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 điều này.

Như vậy, chủ thể có quyền phản tố chỉ và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn. Trường hợp, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn yêu cầu phản tố thì sẽ không được chấp nhận vì họ không phải bị đơn mà chỉ là người được ủy quyền của bị đơn.

Yêu cầu phản tố được chấp nhận khi nào?

Theo khoản 2 điều 200 BLTTDS 2015 thì yêu cầu phản tố được chấp nhận khi:

  • Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”.

Như vậy, khi những yêu cầu của bị đơn thuộc những trường hợp tại khoản 2 điều 200 BLTTDS  thì mới được chấp nhận.

>> Xem thêm: Yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn

Mẫu đơn yêu cầu phản tốMẫu đơn yêu cầu phản tố

Thủ tục nộp đơn phản tố tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Theo điều 202 Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn

Như vậy, việc nộp đơn phản tố cũng giống đơn khởi kiện. Bị đơn có thể gửi đơn phản tố trực tiếp tại Tòa hoặc có thể gửi hồ sơ khởi kiện qua bưu điện

>>> Xem thêm: Các trường hợp bắt đầu lại khởi kiện

Luật sư soạn thảo đơn phản tố yêu cầu chia tài sản vợ chồng

Luật sư soạn thảo đơn phản tốLuật sư soạn thảo đơn phản tố

  • Luật sư soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp chia tài sản vợ chồng
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn, tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con trong hôn nhân,…
  • Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án
  • Luật sư soạn thảo và tư vấn các yêu cầu phản tố cho khách hàng
  • Luật sư xin sao chụp hồ sơ tài liệu, thu thập chứng cứ cần phải có để chứng minh yêu cầu của khách hàng

Như vậy, trong vụ án ly hôn vợ hoặc chồng hoàn toàn có thể đưa ra yêu cầu phản tố. Phạm vi, trình tự, thủ tục phản tố đã được thể hiện cụ thể trong bài viết trên. Nếu có khó khăn, thắc mắc liên quan đến trình tự, thủ tục trong việc yêu cầu phản tố, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 63.63.87 Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Xin cảm ơn!

4.5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 757 bài viết