Luật Hình Sự

Phân biệt tội trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Phân biệt tội trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là một vấn đề được rất nhiều sự quan tâm và bình luận. Khi mà việc phân biệt 2 tội danh này là tương đối phức tạp. Do đó bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ hướng dẫn Quý khách hàng phân biệt được tội trộm cắp tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng.

Phân biệt tội trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Phân biệt tội trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản theo BLHS 2015

  • Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, có thể định nghĩa tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.
  • Cũng giống với trộm cắp tài sản, tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 định nghĩa rằng: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định trên được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản mà không dùng đến vũ lực hay bất cứ thủ đoạn nào nhằm đe dọa, uy hiếp để chiếm đoạt tài sản. Chủ sở hữu hay người quản lý tài sản biết rõ người chiếm đoạt và hành vi chiếm đoạt đó nhưng không thể làm gì hay ngăn chặn hành vi đó.

Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản

  • Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm quy định tại Khoản 3,4 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 – là các khoản thuộc khung hình phạt rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Khách thể của tội trộm cắp tài sản

  • Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Loại tội này tương tự một số tội có tính chất chiếm đoạt khác (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản) ở chỗ không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Mặt khách quan của tội trộm cắp

Hành vi:

Hành vi khách quan: là hành vi chiếm đoạt tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.

Hậu quả:

Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt bao gồm các loại tiền, hàng hóa và các giấy tờ có giá trị thanh toán như ngân phiếu, công trái, trái phiếu…

Mặt chủ quan tội trộm cắp tài sản

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi trộm cắp tài sản của mình nhất định hoặc có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác; song mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Lưu ý: Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm tài sản. Mục đích của tội phạm ở đây chính là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại.

Cấu thành của tội trộm cắp tài sản

Cấu thành của tội trộm cắp tài sản

Cấu thành tội phạm của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

CSPL: Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.

Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi:

  • Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai. Được hiểu là việc chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi đó được thực hiện trước mặt người bị hại.
  • Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt này thường là do người phạm tội biết người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không có khả năng để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản đó (như biết bị hại là người già yếu, người bị hại là phụ nữ…). Hành vi chiếm đoạt tài sản công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở hoặc lợi dụng hoàn cảnh khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… (khác với tội cướp giật ở chỗ không cần sự nhanh chóng) nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về giá trị tài sản:

  • Giá trị chiếm đoạt tài sản phải từ hai triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt (như trộm cắp, lừa đảo tài sản…) hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt (như tội trộm cắp tài sản…) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Khách thể của tội phạm

Hành vi này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý của người thực hiện hành vi này. Thể hiện ở ý chí của người thực hiện, mong muốn đạt được và tự bản thân thực hiện hành vi này một cách dứt khoát và quyết đoán

Cấu thành của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Cấu thành của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Khung hình phạt theo BLHS 2015

Tội trộm cắp tài sản

  • Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung 2: Phạt tù từ 02 đến 07 năm.
  • Khung 3: Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
  • Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

CSPL: Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội trộm cắp tài sản.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

  • Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung 2: Bị phạt từ từ 02 đến 07 năm.
  • Khung 3: Bị phạt tù từ 07 đến 15 năm.
  • Khung 4: Bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

CSPL: Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Luật sư bào chữa tội trộm cắp và công nhiên chiếm đoạt tài sản

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
  • Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; Nghiên cứu hồ sơ vụ án; thu thập tài liệu chứng cứ;
  • Soạn Đơn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bản án hình sự phúc thẩm.

Tội trộm cắp tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, do đó giá trị của tài sản là dấu hiệu cơ bản nhất đối với tội phạm này. Nếu quý bạn đọc còn có những thắc mắc, những câu hỏi xin liên hệ Luật Sư Hình Sự của Chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu. Xin cảm ơn!

 

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết