Luật Hình Sự

Nghĩa vụ thông báo của cơ quan tố tụng hình sự

Nghĩa vụ thông báo của cơ quan tố tụng hình sự là một trong các nghĩa vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của đương sự. Mặc dù, Bộ luật tố tụng hình sự đã có quy định tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng nắm rõ. Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp vấn đề này cho các quý  bạn đọc qua bài viết sau
Nghĩa vụ thông báo của cơ quan tố tụng hình sự
>>> Xem thêm: Thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự của Viện Kiểm Sát

Trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng

Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
  • Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
  • Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
  • Việc thông báo, giải thích phải ghi vào biên bản.

Thời hạn thông báo

Theo Khoản 2, Điều 240, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn thông báo là:
  • Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại biết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Việc giao, nhận các văn bản nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
  • Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can hoặc người đại diện của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.
Thời hạn cơ quan tố tụng hình sự thực hiện nghĩa vụ thông báo
>>> Xem thêm: Người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự ( phần 01)

Quyền và nghĩa vụ của đương sự khi nhận thông báo

Theo quy định tại Điều 63, Điều 64 và Điều 65, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì quyền và nghĩa vụ của đương sự khi nhận được thông báo như sau:
  • Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
  • Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của đương sự khi nhận thông báo
  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Thủ tục khiếu nại, tố cáo cơ quan tố tụng hình sự khi có vi phạm
>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật hình sự

Thủ tục khiếu nại, tố cáo cơ quan tiến hành tố tụng hình sự khi vi phạm nghĩa vụ thông báo

Quy định khiếu nại, tố cáo

Theo quy định tại tại Khoản 1, Điều 469, Bộ luật tố tụng hình sự 2015  thì Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thời hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 471, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Hồ sơ khiếu nại:

  • Đơn khiếu nại theo mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
  • Tài liệu Tài liệu đính kèm: Kèm theo đơn khiếu nại phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm.

Trình tự thủ tục thực hiện

Trình tự giải quyết khiếu nại: Điều 7, Thông tư liên tịch số 02/2018 quy định về trình tự, thủ tục thụ lý, đặc biệt là quá trình xác minh, gia hạn thời hạn xác minh nội dung khiếu nại, những văn bản, tài liệu cần có trong hồ sơ giải quyết khiếu nại:
  • Kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện thụ lý, trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (sau đây gọi chung là người giải quyết khiếu nại) phải thụ lý và thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều này.
  • Việc giải quyết khiếu nại phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi nội dung khiếu nại (nếu có); văn bản thông báo việc thụ lý khiếu nại; văn bản giải trình của người bị khiếu nại; quyết định phân công xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại đã được phê duyệt (nếu có); biên bản làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; kết quả giám định (nếu có); biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại (nếu có); các tài liệu khác có liên quan.
  • Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số bút lục theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Liên hệ

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com.
  • Tổng đài điện thoại: 1900.63.63.87
  • ZALO: Công Ty Luật Long Phan
  • FACEBOOK: Chuyên tư vấn pháp luật
  • Trụ sở và Văn phòng làm việc:
+ Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. + Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Trên đây là những tư vấn về các trường hợp phải xác định lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH. Trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu gặp trực tiếp luật sư để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để tư vấn pháp luật hình sự một cách nhanh chóng và kịp thời. Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết