Luật Doanh Nghiệp

Kinh doanh không có giấy phép bị xử phạt ra sao?

Kinh doanh không có giấy phép bị xử phạt ra sao? Vấn đề này được quan tâm từ rất nhiều người mới bắt đầu dự án KINH DOANH của mình nhưng không am hiểu về pháp luật kinh doanh như thế nào. Hiện nay vẫn có rất nhiều người kinh doanh mà không có giấy phép kinh doanh. Như vậy, hành vi kinh doanh mà không có giấy phép như vậy thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Quý bạn đọc hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để biết thêm về vấn đề này.

kinh doanh không có giấy phép

Kinh doanh mà không có giấy phép kinh doanh bị xử lý như thế nào?

>>Xem thêm: Những vấn đề pháp lý cần biết khi kinh doanh mỹ phẩm

Khi nào phải đăng ký kinh doanh?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp như sau:

Các doanh nghiệp không phải đăng ký kinh doanh gồm:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
  • Hộ gia đình làm muối
  • Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến,
  • Kinh doanh lưu động,
  • Kinh doanh thời vụ,
  • Làm dịch vụ có thu nhập thấp

Các doanh nghiệp trên không phải đăng ký kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, ngoài các doanh nghiệp không phải đăng ký kinh doanh như đã nêu ở trên thì các doanh nghiệp còn lại đều phải đăng ký kinh doanh.

>>> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép mở quầy thuốc

Vì sao các doanh nghiệp kinh doanh cần có giấy phép kinh doanh?

Theo pháp luật quy định thì giấy phép kinh doanh là điều kiện cần thiết để cá nhân, tổ chức,… hoạt động được việc kinh doanh của mình.

Giấy phép kinh doanh là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh. Ngoài ra nó còn giúp cơ quan quản lý nhà nước, quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn.

Nếu như đơn vị kinh doanh hoạt động kinh doanh mà không có giấy phép kinh doanh sẽ được xem là vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp kinh doanh không cần có giấy phép kinh doanh theo pháp luật quy định. Tùy vào từng trường hợp vi phạm mà sẽ có mức độ xử phạt khác nhau.

>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu

Quy định xử phạt hành chính khi kinh doanh không có giấy phép

xử phạt không có giấy phép kinh doanh

Mức xử phạt khi không đăng ký kinh doanh

Theo điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư thì vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh đối với hộ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì sẽ được nghị định này điều chỉnh.

Căn cứ Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư thì kinh doanh không có giấy phép được xử lý như sau:

Theo điểm c khoản 4 Điều 28 Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Và buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm việc đăng ký kinh doanh bắt buộc.

Luật sư hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh

luật sư tư vấn khi không có giấy phép

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp

Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng những vấn đề sau:

  • Tư vấn về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của khách hàng;
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp liên quan đến phương thức điều hành và hoạt động;
  • Tư vấn điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề;
  • Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp và đại diện khách hàng làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn soạn thảo quy chế, quy định về tổ chức quản lý nội bộ, quan hệ điều hành cho doanh nghiệp (bao gồm cả điều lệ);
  • Tư vấn về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết của công ty luật Long Phan PMT về kinh doanh không có giấy phép bị xử phạt ra sao. Nếu quý bạn đọc còn thắc gì về việc đăng ký giấy phép kinh doanh hay việc kinh doanh của bạn có cần giấy phép hay không thì hãy liên hệ với công ty chúng tôi qua hotline: 1900 63 63 87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất đối với việc kinh doanh của bạn. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết