Luật Hình Sự

Hướng xử lý khi bị đe dọa giết người

Hướng xử lý khi bị đe dọa giết người như thế nào là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm và chú ý đến. Hiện nay, việc hướng xử lý khi bị đe dọa giết người sẽ tùy thuộc vào mức độ cũng như tính chất của người thực hiện hành vi đe dọa giết người mà có thể cấu thành tội đe dọa giết người hay không. Sau đây là những nội dung cơ bản mà Chuyên tư vấn luật cung cấp về vấn đề trên.

Đe dọa giết ngườiĐe dọa giết người

Hành vi đe dọa giết người theo quy định của pháp luật

Hiện nay, hành vi đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội đe dọa giết người phải có hai dấu hiệu bắt buộc là có hành vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện như: nói trực tiếp công khai là sẽ giết, giơ phương tiện như súng, dao đe dọa…

Bên cạnh đó, tội đe dọa giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sẽ bị xử lý như sau:

Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Đối với người dưới 16 tuổi;
  • Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi bị chủ nợ đe dọa tính mạng

Cấu thành tội phạm của tội đe doạ giết người

Tội đe doạ giết người hiện nay được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 và có cấu thành tội phạm như sau:

Khách thể

Hành vi đe dọa xâm phạm đến quan hệ được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

Chủ thể

Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì độ tuổi chịu Trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, căn cứ vào Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì  chủ thể  của tội đe dọa giết người là Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt khách quan

Hành vi đe dọa giết người

Người thực hiện hành vi phạm tội này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức đe dọa khác nhau như lời nói, hành động, cách nhìn, cử chỉ nhưng với mục đích giết người mà là đe dọa sẽ giết người, ví dụ: hành động cầm dao kề cổ, lấy súng đã lên đạn, nhắn tin hoặc gọi điện, hoặc lời nói đe dọa trực tiếp với người này… khiến cho đối phương thực sự tin tưởng rằng sẽ bị giết. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng của tội danh này.

Hậu quả của hành vi này chính là tạo ra niềm tin là người bị đe dọa sẽ chết, nhiều trường hợp hậu quả xảy ra ngoài kiểm soát của người đe dọa. Ví dụ như người bị đe dọa cảm thấy sợ hãi mà uống thuốc tự tử, hoặc có hành vi ngược lại là giết người đang đe dọa chính mình…

Mặt chủ quan

Hành vi đe dọa giết người có thể xuất phát từ hành động cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Việc thực hiện hành vi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều hành vi được thực hiện xuất phát từ ý chỉ của người thực hiện hành vi hoặc được người khác thuê.

Khi bị đe dọa giết người thì phải làm gì

Cách xử lý khi bị đe dọa giết ngườiCách xử lý khi bị đe dọa giết người

  • Trong trường hợp bị đe dọa giết người thì người bị đe dọa cần trình báo trực tiếp với cơ quan công an gần nhất để tố giác kịp thời. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ kiểm tra, xác minh và sẽ quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không khởi tố vụ án hình sự đối với trường hợp này.
  • Ngoài ra, người bị đe dọa giết người có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.

Cơ sở pháp lý: Điều 144, Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự

Luật sư tư vấn hướng xử lý khi bị đe dọa giết người

  • Luật sư tư vấn cách giải quyết khi bị đe dọa giết người;
  • Luật sư hướng dẫn thủ tục tố giác việc đe dọa giết người;
  • Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án;
  • Các vấn đề có liên quan khác.

Trường hợp bị đe dọa giết người không phải là trường hợp hiếm thấy trên thực tế. Do đó, việc tìm ra hướng xử lý hành vi đe dọa giết người là điều cần thiết. Trên đây là những nội dung cơ bản về hướng xử lý khi bị đe dọa giết người. Nếu Quý khách hàng có vấn đề gì cần làm rõ hơn về vấn đề trên hay cần tư vấn chi tiết hơn thì vui lòng liên hệ với Luật sư của Chuyên tư vấn luật qua số điện thoại 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất.

4.9 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết