Tranh chấp hợp đồng dân sự là sự mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng. Hiện nay, tranh chấp này đã dần đa dạng hơn cả về nội dung lẫn hình thức nên các quy định của pháp luật dân sự về vấn đề này cũng dần trở nên phức tạp hơn. Sau đây, đội ngũ Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ hướng dẫn khách hàng giải quyết tranh chấp này.
Mục Lục
Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự
- Giải quyết tranh chấp thông qua Thương lượng:
- Các bên chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.
- Phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị bó buộc bởi các quy định về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian và không tốn tiền bạc.
- Không có sự cưỡng chế thi hành kết quả thương lượng.
- Giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải
- Khi tiến hành hòa giải các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết tranh chấp, đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
- Ý kiến của người trung gian chỉ mang tính tham khảo.
- Kết quả của quá trình hòa giải không bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.
- Giải quyết tranh chấp thông qua Khởi kiện
- Được pháp luật thừa nhận và quy định tại các bộ luật để áp dụng theo trình tự, thủ tục do luật định.
- Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo sự độc lập của người tài phán.
- Kết quả của việc phân xử là một quyết định mang tính ràng buộc thực hiện giữa các bên.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Hòa giải viên
- Hòa giải viên xuất hiện khi các bên trong tranh chấp tiến hành theo cách thức hòa giải qua trung gian hoặc hòa giải trong thủ tục tố tụng.
- Hòa giải viên không đưa ra các giải pháp mà chỉ giúp các bên thương lượng tìm được lợi ích chung, hướng đến giải pháp mà cả hai bên đều chấp nhận và tự nguyện tuân thủ.
Tòa án nhân dân
- Thẩm quyền theo vụ việc: khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Thẩm quyền theo cấp xét xử: Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 35, 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015); Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 37, 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự
Nộp hồ sơ khởi kiện
- Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 tại tòa án có thẩm quyền.
- Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, gửi qua đường bưu chính, hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử Tòa án (nếu có).
Thụ lý vụ án
- Nếu xét thấy vụ án thuộc đúng thẩm quyền thì Thẩm phán thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án để tránh trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, đồng thời Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản đến các đương sự và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đã thụ lý vụ án.
- Cơ sở pháp lý: Điều 195, Điều 196, Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Chuẩn bị xét xử
- Thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng
- Tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
- Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đưa vụ án ra xét xử.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đưa vụ án ra xét xử
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
- Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm và các thủ tục khác theo quy định chung về tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng dân sự;
- Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
- Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin có lợi cho khách hàng trong vụ tranh chấp.
- Soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan đến tranh chấp hợp đồng dân sự: Đơn khởi kiện, đơn kháng cáo,…
- Luật sư đại diện theo ủy quyền tham gia các thủ tục tố tụng để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng khi có tranh chấp về hợp đồng dân sự.
Trên đây là các thông tin về các phương thức, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự, trình tự, thủ tục khởi kiện và dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự. Nếu khách hàng muốn biết thêm thông tin về Hợp đồng dân sự thì hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn cụ thể.