Hợp đồng thuê nhà ở là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê tài sản được quy định tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015, là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê nhà. Theo đó, bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê nhà. Vậy hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?
Mục Lục
Hình thức hợp đồng thuê nhà được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở 2014, theo đó hợp đồng thuê nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền.
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời hạn cho thuê.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?
Theo Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định đối với hợp đồng cho thuê nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Do vậy, trong trường hợp hai bên không có nhu cầu công chứng mà chỉ ký kết giữa hai bên với nhau thì hợp đồng đó vẫn có giá trị pháp lý nếu hợp đồng đó tuân thủ đúng quy định về nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014. Đây là một quy định cho phép các bên có hoàn toàn quyền tự quyết đối với hợp đồng thuê của mình, giúp các bên xác lập quan hệ thuê – cho thuê dễ dàng hơn, tạo sự thuận tiện cho các bên.
Ý nghĩa của việc công chứng hợp đồng thuê nhà
Ý nghĩa của việc công chứng hợp đồng thuê nhà
Tuy pháp luật nhà ở không bắt buộc phải công chứng hợp đồng thuê nhà, điều này giúp các bên dễ dàng xác lập hợp đồng hơn. Tuy nhiên, các bên giao kết hợp đồng cũng nên cân nhắc đến việc có nên công chứng hợp đồng hay không, đặc biệt là đối với hợp đồng có giá trị cao. Bởi hợp đồng thuê nhà có công chứng sẽ đảm bảo giá trị về mặt chứng cứ hơn khi các bên xảy ra tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Đồng thời, khi công chứng hợp đồng thuê thì công chứng viên cũng đã giúp các bên rà soát lại các điều khoản trái quy định của pháp luật và giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình trước khi ký kết hợp đồng.
Trên đây là những thông tin về vấn đề “hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?”. Nếu các bạn còn thắc mắc hoặc đang rơi vào trường hợp trên thì hãy liên hệ tới chúng tôi thông qua hotline 1900 63 63 87 để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ luật sư.