Luật Hợp Đồng

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu :THƯƠNG HIỆU, tên của một sản phẩm để kinh doanh trên thị trường. Thương hiệu được tạo nên bởi những quy định mang tính pháp lý phân biệt và bảo hộ. Pháp luật quy định về mẫu, hiệu lực hợp đồng cho phép sử dụng thương hiệu ra sao? Mời Qúy bạn đọc theo dõi  thông tin dưới đây.

Nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu

Quy định pháp luật về nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là gì

Nhượng quyền thương hiệu hay còn được gọi là nhượng quyền thương mại. Được quy định cụ thể tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, đây được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện:

  • Khi bên nhận quyền kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ có gắn nhãn hiệu sản phẩm của bên nhượng quyền và những thông tin liên quan đến bên nhượng quyền thì bên nhận nhượng quyền sẽ theo quy định của các cách thức tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền đưa ra;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Lợi ích khi nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Cụ thể một vaì lợi ích đối với bên nhượng quyền như:

  • Tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài: Trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh là bên nhận quyền. Nhưng điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường;
  • Mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng: Giúp bên nhượng quyền xây dựng đại diện thương hiệu ở khắp mọi mơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm được;
  • Thúc đẩy quảng bá thương hiệu: Có lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu, đưa hình ảnh đi sâu vào tâm trí khách hàn một cách dễ dàng hơn;

Đối vơi bên nhận quyền:

  • Hạn chế rủi ro: khi nhận quyền thì bên nhượng quyền đã tạo dựng được khá vững chắc về thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý,..
  • Được sử dụng thương hiệu đã có danh tiếng: Không mất nhiều tiền bạc và thời gian để tạo dựng danh tiếng trên thị trường bởi danh tiếng đã có trước đó. Bên nhận quyền chỉ việc tận dụng thương hiệu và bắt đầu kinh doanh;
  • Sử dụng các nguồn lực đã có: được hỗ trợ quản lý, thủ tục hàn chính, nhân viên có kinh nghiệm, các quy trình quản lý, chiến lược marketing từ bên nhượng quyền;
  • Được ưu đãi khi mua sản phẩm, nguyên liệu: Được ưu tiên mua nguyên liệu với giá ưu đãi, khi mua nguyên liệu càng nhiều tỷ lệ chiết khấu càng cao,…

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Yêu cầu về hình thức của hợp đồng

Cách soạn thảo hợp đồng
Cách soạn thảo hợp đồng

Đảm bảo soạn thảo hợp đồng phải được soạn thảo bằng hình thức lập thành văn bản và có thể theo một số hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như fax,… được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, Điều 285 Luật Thương mại 2005 về hình thức hợp đồng chung và hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Theo quy định tại Điều 11 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT năm 2014 hợp các nghị định số 35/2006/NĐ-CP và 120/2011/NĐ-CP hướng dẫn hoạt động nhượng quyền thương mại, trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, nội dung của hợp đồng gồm:

  • Nội dung của quyền thương mại;
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền;
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền

Ngôn ngữ của hợp đồng

Điều 12 Văn bản 15/VBHN-BCT quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì ngôn nhữ có thể do các bên thỏa thuận.

Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Tại Điều 13 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT, thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thỏa thuận trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

Thời điểm phát sinh hiệu lực

Điều 14 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng

Khi soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương hiệu; cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, nguồn luật điều chỉnh để căn cứ phải liên quan đến nội dung hợp đồng.

Thứ hai, khi soạn thảo hợp đồng phải đảm bảo được 2 yếu tố là:

  • Bảo đảm về mặt hình thức hợp đồng: Phải được lập thành văn bản, đi công chứng hoặc chứng thực. Phải được đăng ký hoặc xin phép tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm về nội dung hợp đồng.

Thứ ba, soạn thảo hợp đồng dựa trên ý chí, tự nguyện giữa hai bên; Không vi phạm những điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

Thứ tư, trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Công Thương.

Phải đăng ký với Bộ Công thương trước khi nhượng quyền
Phải đăng ký với Bộ Công thương trước khi nhượng quyền

Đăng kí hoạt động nhượng quyền thương hiệu

Tại Điều 17 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BCT quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này. Khi thực hiện đăng ký nhượng quyền thương hiệu thì cần các thủ tục sau:

  • Tờ khai (theo mẫu);
  • Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu (hợp đồng Li-xăng nhãn hiệu);
  • Giấy ủy quyền (nếu chủ sở hữu ủy quyền cho một bên khác thay mình nộp đơn đăng ký);
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (bản gốc).

Văn bằng bảo hộ có thể coi là bằng chứng chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu của chủ sở hữu.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu”. Nếu Quý khách hàng có bất kì nội dung nào còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý về pháp luật hợp đồng, vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG tư vấn, hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

 

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết