Luật Hợp Đồng

Bên mua có quyền từ chối nhận hàng khi nào?

Giao nhận hàng hóa là nghĩa vụ cơ bản, đầu tiên của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Bên cạnh nghĩa vụ nhận hàng thì bên mua cũng có quyền từ chối nhận hàng trong một số trường hợp. Hãy cùng Chuyên Tư Vấn Luật tìm hiểu các quy định của Luật Thương mại 2005 về quyền từ chối nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Từ chối nhận hàng

Nghĩa vụ nhận hàng

Điều 56, Luật Thương mại năm 2005 quy định:

  • Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Nhận hàng là việc bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán.
  • Ngoài nghĩa vụ nhận hàng, bên mua còn phải thực hiện các công việc hợp lý tạo sự thuận lợi cho việc giao hàng của bên bán.
  • Các công việc này có thể khác nhau trong từng trường hợp cụ thể như sắp xếp kho bãi, bố trí người nhận hàng, hỗ trợ bên bán làm thủ tục giao hàng,..

Tuy nhiên, việc nhận hàng không đồng nghĩa với việc người mua đã chấp nhận về hàng hóa được giao. Theo đó:

  • Nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua thì bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết đó.
  • Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng theo đúng hợp đồng mà bên mua không nhận thì bị coi là vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và phải chịu các chế tài.

Nghĩa vụ nhận hàng

Nghĩa vụ nhận hàng

Quyền từ chối nhận hàng hóa

Mặc dù nhận hàng là nghĩa vụ của bên mua nhưng trong một số trường hợp sau đây, bên mua có thể thực hiện quyền từ chối nhận hàng hóa của mình trong các trường hợp:

Giao hàng hóa trước thời hạn đã thỏa thuận

Theo quy định tại Điều 38 Luật Thương mại năm 2005

  • Khi bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận nếu các bên không có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên mua nhận hàng sớm hơn thời hạn đã thỏa thuận có thể dẫn đến phát sinh chi phí, tổn thất có thể xảy ra khi bên mua phải lưu giữ, bảo quản hàng hóa lâu hơn thời gian dự định.
  • Bên cạnh đó, nếu trong hợp đồng quy định ngày thanh toán là ngày giao hàng thì việc giao hàng sớm sẽ vô tình yêu cầu bên mua phải thanh toán sớm.

Việc bên mua không nhận hàng không đồng nghĩa với việc hủy bỏ hợp đồng mà chỉ từ chối nhận hàng sớm và bên mua phải nhận lại số hàng hóa đó khi bên bán giao lại vào thời điểm thích hợp, đúng thời hạn trong hợp đồng đã thỏa thuận.

Giao thừa hàng

Khoản 1 Điều 43 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

  • Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó. Theo đó, bên mua có quyền từ chối nhận hàng nhưng chỉ được từ chối nhận số hàng thừa.
  • Trường hợp nếu bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá cả đã được quy định trong hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Trường hợp trong hợp đồng không xác định cụ thể hàng hóa thì hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng được xác định theo khoản 1 Điều 39 Luật Thương mại năm 2005, cụ thể:

  • Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại;
  • Hàng hóa không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
  • Hàng hóa không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
  • Hàng hóa không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

Bên mua có quyền từ chối nhận hàng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện xử lý bên mua không nhận hàng

Giao thừa hàng

Giao thừa hàng

Tư vấn giải quyết tranh chấp về giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán

  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
  • Tư vấn giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về Quyền từ chối nhận hàng của bên mua. Nếu còn thắc mắc các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa, vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

 

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 784 bài viết