Luật Hôn Nhân Gia Đình

Những câu hỏi thường gặp khi ra Tòa ly hôn

Trong giai đoạn thực hiện thủ tục ly hôn, đa số mọi người đều lo lắng về những câu hỏi thường gặp khi ra Tòa ly hôn. Chuẩn bị tốt sẽ giúp quý khách hàng bớt lo lắng, lúng túng khi không biết nên nói gì trong phiên tòa. Bài viết sau đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ vấn đề này.

Những câu hỏi thường gặp khi ra tòa ly hôn

Những câu hỏi thường gặp khi ra tòa ly hôn

Trong phiên tòa ly hôn, Tòa có thể hỏi những câu gì?

Những câu hỏi về tình cảm

Hôn nhân xuất phát từ tình cảm nên tình cảm chính là thước đo mức độ hạnh phúc hay trầm trọng của một mối quan hệ. Để xác định mức độ trên và tính hợp lý của yêu cầu ly hôn, đầu tiên, Tòa sẽ hỏi những câu hỏi mang tính chất sơ bộ cũng như đi sâu vào diễn biến hôn nhân của đương sự và khai thác yếu tố này để xác định thái độ của hai bên trong cuộc ly hôn. Điển hình như:

  • Vợ chồng kết hôn có qua tìm hiểu trước không?
  • Gia đình hai bên phản ứng như thế nào?
  • Về thông tin đăng ký kết hôn: Nơi đăng ký và thời điểm đăng ký kết hôn ở đâu và khi nào?
  • Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống ở đâu?
  • Vợ chồng đang chung sống hay đã ly thân? Thời gian chung sống và ly thân bao lâu?
  • Nếu đã ly thân thì vợ/chồng đang sống ở đâu?
  • Vợ chồng chung sống hạnh phúc đến khoảng thời gian nào thì phát sinh mâu thuẫn? Nguyên nhân?
  • Mức độ trầm trọng có đến mức ly hôn không?
  • Hiện tại, vợ chồng xác định tình cảm như thế nào?
  • Vợ chồng đã cân nhắc kỹ trước khi yêu cầu ly hôn chưa?
  • Gia đình hai bên có biết về ly hôn không? Phản ứng và ý kiến như thế nào?
  • Vợ chồng đã thỏa thuận giải quyết vấn đề về tài sản, con cái chưa?
  • Vợ chồng có cần có thêm thời gian về hòa giải, suy nghĩ lại không?
  • Nguyện vọng yêu cầu Tòa án giải quyết thế nào?

Những câu hỏi về tài sản

Những câu hỏi về tài sản

Những câu hỏi về tài sản

Sau khi xác định được tình cảm của hai bên, Tòa án sẽ tiếp tục đưa ra những câu hỏi về tài sản cần xử lý khi ly hôn. Bởi lẽ vấn đề tài sản là một trong những vấn đề phức tạp và gây nhiều khó khăn trong quá trình ly hôn. Những câu hỏi thường gặp về tài sản gồm:

  • Vợ chồng có xác lập thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn không?
  • Vợ chồng đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung chưa? Thoả thuận như thế nào? Có yêu cầu Tòa công nhận về thỏa thuận phân chia tài sản không?
  • Vợ chồng có tài sản chung không? (Gồm những gì (động sản, bất động sản)? Hiện kim hay hiện vật,…)
  • Động sản, bất động sản gồm những gì? Cần tòa giải quyết hay không?
  • Vợ chồng có nợ chung không? (Có đang vay, mượn, cầm cố, thế chấp,… đang trong nghĩa vụ tài sản với ai không? Nếu có thì chủ nợ là ai? Giá trị bao nhiêu?…)
  • Vợ chồng có đang cho ai vay, mượn, cầm cố, thế chấp tài sản gì không? Nếu có thì cụ thể người vay là ai và tài sản là gì?
  • Có thỏa thuận được về việc trả nợ không? Thỏa thuận thế nào? Có yêu cầu Tòa công nhận không?

Những câu hỏi về con chung

Những câu hỏi về con chung

Những câu hỏi về con chung

Nội dung quan trọng tiếp theo là vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn. Với nội dung này, Tòa án có thể hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Vợ chồng có bao nhiêu con chung? Có con riêng không? Cụ thể tên tuổi các cháu.
  • Vợ chồng đã thỏa thuận về việc chăm sóc con sau khi ly hôn chưa? Cụ thể ai trực tiếp nuôi con? Nuôi con như thế nào? Yêu cầu cấp dưỡng ra sao? Có yêu cầu tòa công nhận không?
  • Hiện (các) con đang ở với ai?
  • Bên không nuôi con sẽ cấp dưỡng nuôi con hay không?
  • Cấp dưỡng nuôi con bao nhiêu?
  • Nếu có (các) con đã trên 07 tuổi, Tòa sẽ yêu cầu vợ chồng đưa con lên Tòa để trực tiếp hỏi về nguyện vọng cũng như mong muốn được sống chung với cha hoặc mẹ sau ly hôn.

Trong từng trường hợp cụ thể, dựa vào những yêu cầu đặc biệt hoặc những tình tiết mới cần làm rõ, các câu hỏi mới sẽ được đưa thêm ra cho cả hai vợ chồng hoặc từng người. Và không phải bất kỳ vụ ly hôn nào tòa cũng sẽ hỏi toàn bộ và y nguyên như những câu hỏi trên mà cách hỏi có thể sẽ khác nhưng với ý nghĩa tương tự.

Nên nói gì trong phiên tòa ly hôn?

  • Nói những gì Tòa hỏi và đúng trọng tâm. Ví dụ về nguyên nhân dẫn đến ly hôn, đương sự có thể tham khảo Điều 55 hoặc 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như những vi phạm về nghĩa vụ của đối phương khiến tình cảm không thể hàn gắn, tình trạng ngày càng trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống.
  • Xác định rõ mong muốn của mình. Ví dụ đương sự muốn giành quyền nuôi con thì trình bày lợi thế của mình về điều kiện vật chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, môi trường sống… hơn hẳn đối phương để Tòa nắm được. Hoặc nếu muốn chia tài sản thì phải chứng minh tài sản đó là tài sản chung, hình thành trong thời kỳ hôn nhân…

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn

Bài viết trên nhằm đưa ra những câu hỏi cơ bản khi tham gia phiên tòa ly hôn. Để giải quyết thủ tục ly hôn cũng như những vấn đề liên quan một cách nhanh chóng thì quý khách hãy liên hệ Hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết