Luật Hình Sự

Phân biệt hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là nội dung được nhiều người quan tâm, cần được giải đáp cụ thể. Hành vi che giấu và không tố giác tội phạm đều được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đây là hai hành vi đều được thực hiện với lỗi vô ý và đều loại trừ trách nhiệm trong trường hợp người thực hiện hành vi là người thân như ông bà, cha, con cháu và những người khác do luật định.

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Sự khác nhau giữa che giấu và không tố giác tội phạm

Quy định về che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Hành vi che giấu tội phạm 

Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 quy định tội che giấu tội phạm nghĩa là: Che dấu tội phạm là hành vi không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật Hình quy định.

Hành vi che giấu tội phạm đối với một số tội danh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 389 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi che giấu tội phạm, cũng như loại tội phạm được che giấu mà người có hành vi che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù .từ 06 tháng đến 05 năm.

Bên cạnh đó, trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Tuy nhiên, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Đặc điểm của hành vi che giấu tội phạm:

  •  Không có sự hứa hẹn trước là che giấu;
  • Hành vi này được thực hiện khi tội phạm đã kết thúc;
  • Hành vi được biểu hiện dưới hình thức hành động với lỗi cố ý trực tiếp.
  • Không phải hành vi che giấu tội nào cũng cấu thành tội mà chỉ cấu thành tội che giấu tội phạm khi che giấu những tội mà luật đã quy định. Chỉ cấu thành tội này theo Điều 389 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017

>>> Xem thêm: Che giấu tội phạm bị khởi tố hình sự trong trường hợp nào

Hành vi không tố giác tội phạm 

Theo Điều 19 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi tố giác tội phạm được quy định cụ thể như sau:  Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự.

Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó người nào biết rõ một trong các tội phạm sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Chuẩn bị phạm một trong các tội quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
  • Một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác

Trừ trường hợp , người không tố giác thuộc các tối tượng sau sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự:

  • Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội;
  • Người bào chữa.

Tuy nhiên nếu tội phạm mà các đối tượng này không tố giác là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý như trên.

Tội không tố giác tội phạm

Tội không tố giác tội phạm

Phân biệt giữa hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Phân biệt hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm thông qua các tiêu chí sau:

  Che giấu tội phạm Không tố giác tội phạm
Giống nhau
Yếu tố lỗi Cố ý
Trường hợp miễn trách nhiệm Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội
Khác nhau
Tội danh Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 tội che giấu tội phạm Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 tội không tố giác tội phạm
Nhận thức người phạm tội Không biết trước và không hứa hẹn trước

 

Biết hành vi phạm tội đang chuẩn bị hoặc đang xảy ra nhưng không tố giác
Thời điểm phạm tội Sau khi tội phạm khác xảy ra Bất kỳ giai đoạn nào của tội phạm
Cách thức thực hiện hành vi Che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội Biết nhưng không tố giác với cơ quan chức năng.
Đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự Người bào chữa biết và che giấu tội phạm sẽ bị xử lý hình sự nếu phạm tội. Miễn trách nhiệm hình sự cho người bào chữa, trừ không tố giác tội xâm phạm an ninh, tội khác đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, từ các phân tích trên cho thấy hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là 2 hành vi độc lập, mặc dù có những điểm giống nhau nhưng thực tế khi định tội danh thì các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ có điểm khác nhau đặc trưng.

Luật sư tư vấn phân biệt hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Luật sư chuyên môn trong lĩnh vực hình sự sẽ tư vấn và giúp phân biệt được hành vi nào cấu thành tội phạm che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm:

  • Tư vấn quy định về hành vi che giấu tội phạm
  • Tư vấn quy định về hành vi không tố giác tội phạm
  • Tư vấn và phân tích cấu thành tội phạm tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm
  • Tư vấn trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự khi che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm
  • Tư vấn thủ tục giải quyết vụ án hình sự
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
  • Tham gia bào chữa cho người phạm tội che giấu, không tố giác tội phạm

Luật sư tư vấn phân biệt che giấu và không tố giác tội phạm

Luật sư tư vấn phân biệt che giấu và không tố giác tội phạm

Hành vi che giấu, không tố giác tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù. Hai hành vi này thường gây nhầm lẫn là đồng nhất với nhau, tuy nhiên qua các quy định pháp luật hình sự ta thấy nó có những điểm khác biệt nhất định. Nếu khách hàng cần giải đáp các vấn đề về lĩnh vực hình sự hãy liên hệ luật sư tư vấn luật hình sự qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết.

>>> Bài viết liên quan luật hình sự có thể bạn quan tâm:

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 955 bài viết

2 thoughts on “Phân biệt hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

  1. Avatar
    Nguyễn Quốc Đăng says:

    Xin chào LS!
    Xin hỏi LS từ thời điểm nào bị pháp luật coi là “tội phạm”, ví dụ: kẻ trộm ngay sau khi đâm chết các hiệp sỹ đường phố? Hay sau bản án toà tuyên có hiệu lực pháp luật như quy định của hiến pháp và nguyên tắc suy đoán vô tội của Bltths? Nếu sau khi có bản án hiệu lực PL thì tại sao vợ chồng kia cho kẻ đâm các hiệp sỹ ở nhờ trong nhà vài hôm sau khi gây án thì bị khởi tố vì “che dấu tội phạm”? Lúc đó đã là “tội phạm” chưa, quy định ở điều luật nào? Mong đc LS giải đáp. Xin cảm ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Quốc Đăng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Câu hỏi của bạn rất hay. Về câu hỏi này, chúng tôi xin trình bày với bạn như sau:
      căn cứ theo Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”.
      Theo đó, tội phạm được xem là một hành vi chứ không phải là một con người cụ thể. Nên tội “che dấu tội phạm” quy định trong BLHS là che dấu một hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS chứ không phải che dấu một con người như cách bạn đã hiểu. Như vậy, trả lời câu hỏi của bạn rằng khi nào được xem là tội phạm, câu trả lời là khi xảy ra bất kỳ một hành vi nào đầy đủ các điều kiện tại Điều 8 BLHS thì đều được xem là tội phạm.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi, trong trường hợp bạn có thắc mắc hay có vấn đề gì chưa rõ, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0908 748 368 để được hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *