Luật Hình Sự

Luật sư có được tự thu thập chứng cứ để xin giảm án cho thân chủ

Luật sư có được tự thu thập chứng cứ để xin giảm án cho thân chủ là vấn đề đáng lưu ý trong hoạt động tố tụng hình sự. Thu thập chứng cứ nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, là cơ sở để giảm nhẹ, gỡ tội cho thân chủ. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ đúng trình tự theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự. Để nắm rõ hơn về hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Chuyên Tư Vấn Luật.

Luật sư thu thập chứng cứ xin giảm án cho thân chủLuật sư thu thập chứng cứ xin giảm án cho thân chủ

Quy định về thu thập chứng cứ trong Tố tụng hình sự

Chủ thể có quyền thu thập chứng cứ

Căn cứ Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015, chủ thể có quyền thu thập chứng cứ gồm:

  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án,…
  • Người bào chữa
  • Người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

Như vậy, để đảm giải quyết một cách khách quan hoặc đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong vụ án hình sự, các chủ thể kể trên đều có quyền thu thập chứng cứ.

Người bào chữa trong quá trình tố tụng hình sựNgười bào chữa trong quá trình tố tụng hình sự

Những nguồn để thu thập chứng cứ

Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nguồn để thu thập chứng cứ bao gồm các nguồn sau:

  • Vật chứng;
  • Lời khai, lời trình bày;
  • Dữ liệu điện tử;
  • Kết luận giám định, định giá tài sản;
  • Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  • Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
  • Các tài liệu, đồ vật khác.

Như vậy, để thu thập chứng cứ thì các chủ thể có liên quan trong vụ án có thể thu thập dựa vào các nguồn trên.

Các biện pháp thu thập chứng cứ

Thu thập chứng cứ thông qua các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, trong quá trình điều tra, truy tố

  • Gặp gỡ, tiếp xúc với bị can nhằm thu thập các chứng cứ hữu ích trong buổi trao đổi;
  • Gặp bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án (khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến bào chữa (khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Tiếp cận các nguồn chứng cứ thông qua các buổi hỏi cung, biên bản tố tụng,… theo thông báo của Viện kiểm sát ( khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Tiếp cận các bản thông báo, bản cáo trạng, quyết định về việc truy tố của Viện kiểm sát (khoản 2 Điều 240 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Đọc, ghi chép và sao chụp các tài liệu phục vụ cho quá trình bào chữa từ khi kết thúc điều tra (điểm l khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Tiếp cận các tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng.

Thứ hai, trong quá trình xét xử vụ án hình sự

  • Tiếp xúc với bị cáo đang bị tạm giam tại phiên tòa (khoản 4 Điều 256 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
  • Được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa (khoản 4 Điều 258 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ (khoản 2 Điều 307 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Tại phần xét hỏi, có quyền hỏi bị cáo về những chứng cứ, đồ vật liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự (khoản 2 Điều 309 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Được xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa (khoản 1 Điều 312 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Được hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề liên quan đến vật chứng (khoản 2 Điều 312 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

>>> Xem thêm: Thủ tục và các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Để được giảm nhẹ án cho thân chủ thì luật sư có được tự thu thập chứng cứ không?

Căn cứ theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về chủ thể có quyền thu thập chứng cứ, trong đó có người bào chữa.

Cụ thể, để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự đã ghi nhận luật sư, với tư cách là người bào chữa cho bị can/bị cáo là chủ thể có quyền thu thập chứng cứ trong quá trình thực hiện hoạt động gỡ tội cho thân chủ của mình. Do đó, luật sư được tự thu thập chứng cứ để được giảm nhẹ án cho thân chủ.

Các hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư

Căn cứ theo khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, luật sư có các hoạt động thu thập chứng cứ như sau:

  • Gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án;
  • Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

Hoạt động thu thập chứng cứHoạt động thu thập chứng cứ

Luật sư tham gia bào chữa và thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

  • Tiếp nhận vụ án và đưa ra đánh giá ban đầu, tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ;
  • Đăng ký bào chữa cho thân chủ đối với cơ quan có thẩm quyền;
  • Tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ;
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ;
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án.

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự

Vai trò của luật sư rất quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự. Luật sư là người bào chữa, có trình độ am hiểu sâu sắc về pháp luật, đại diện cho thân chủ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm. Thông qua bài viết này, Quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như thực hiện các trình tự, thủ tục đúng quy định của pháp luật. Nếu Quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư lĩnh vực hình sự tư vấn.

4.9 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết