Luật Hình Sự

Thủ tục và các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Trình tự, thủ tục và các biện pháp thu thập chứng cứ được quy định lồng ghép trong quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ. Nếu hiểu rõ được cơ sở pháp lý về vấn đề này sẽ giúp các chủ thể có liên quan thuận lợi hơn trong việc giải quyết vụ án hình sự. Bài viết này sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin cần thiết.

Trình tự, thủ tục, các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

>>> Xem thêm: Hoạt động thu thập chứng cứ khi áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt 

Chứng cứ trong vụ án hình sự là gì?

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

>>> Xem thêm: Các cách thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Thủ tục cụ thể đối với từng trường hợp được quy định khác nhau (ví dụ, thu thập chứng cứ do cá nhân, tổ chức cung cấp; thu thập chứng cứ phạm tội quả tang; thập chứng cứ điện tử; chứng cứ là lời khai của bị can, bị cáo, đương sự khác trong vụ án;..)

Do vậy, căn cứ Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS) thủ tục thu thập chứng cứ luôn phải tuân thủ các nguyên tắc chung là: 

  • Thủ tục giải thích quyền và nghĩa vụ cho đối tượng bị áp dụng: áp dụng trong các biện pháp hỏi cung; lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, người làm chứng, người bị hại; khi tiến hành đối chất, nhận dạng, khám người, khám nơi làm việc, khám chỗ ở, địa điểm.
  • Thủ tục chứng kiến: trong các trường hợp khám xét chỗ ở; tống đạt văn bản; hay tại nơi mà hành vi, sự việc diễn ra. Người chứng kiến có thế là hàng xóm láng giềng, hoặc người bất kỳ, nhưng phải tuân thủ theo Điều 67 BLTTHS 2015;
  • Thủ tục thông báo cho Viện kiểm sát: ví dụ thủ tục đối chất theo Điều 189 BLTTHS 2015; khám xét, bắt giữ, tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận tin báo tội phạm; bắt người trong trường hợp khẩn cấp(các điều 193; 110);..
  • Thủ tục lập biên bản: Điều 95 BLTTHS quy định khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.
  • Thủ tục ra văn bản áp dụng: đây còn gọi là thủ tục xin quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. Ví dụ: trường hợp giữ người khẩn cấp (Điều 110); bắt tạm giam (Điều 113); trường hợp áp dụng biện pháp bảo lĩnh (Điều 121);
  • Ngoài các thủ tục trên còn phải tuân thủ những thủ tục khác như: Không được hỏi cung vào ban đêm (trừ khi không thể trì hoãn); thủ tục tách riêng từng người hỏi cung, lấy lời khai, thủ tục tham dự của người đại diện trong trường hợp người làm chứng dưới 16 tuổi; Thủ tục tham gia tố tụng của người giám hộ trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên…
Trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Trong quá trình điều tra, truy tố

Trong giai đoạn này, các biện pháp thu thập chứng cứ có thể kể đến như:

  • Gặp gỡ, tiếp xúc với bị can nhằm thu thập các chứng cứ hữu ích trong buổi trao đổi;
  • Gặp bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về các vấn đề liên quan đến vụ án (khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2015);
  • Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa (khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
  • Tiếp cận các nguồn chứng cứ thông qua các buổi hỏi cung, biên bản tố tụng, v.v. theo thông báo của Viện kiểm sát (khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 183 BLTTHS 2015);
  • Tiếp nhận các thông báo, bản cáo trạng, quyết định về việc truy tố của Viện kiểm sát theo khoản 2 Điều 240 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Được đọc, ghi chép và sao chụp các tài liệu phục vụ cho quá trình bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  • Tiếp cận các tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng.

Trong quá trình xét xử vụ án hình sự

Sau khi Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, luật sư có thể thu thập chứng cứ bằng các biện pháp sau đây:

  • Tiếp xúc với bị cáo đang bị tạm giam tại phiên tòa (khoản 4 Điều 256 Bộ tố tụng dân sự 2015);
  • Được xem biên bản phiên tòa và yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa. (khoản 4 Điều 258 Bộ luật tố tụng dân sự 2015);
  • Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ (khoản 2 Điều 307 Bộ luật tố tụng dân sự 2015);
  • Tại phần xét hỏi, có quyền hỏi bị cáo về những chứng cứ và đồ vật liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự; (khoản 2 Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự 2015);
  • Được xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa (khoản 2 Điều 312 Bộ luật tố tụng hình sự 2015);
  • Được hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề liên quan đến vật chứng. (khoản 2 Điều 312 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Vấn đề kiểm tra và đánh giá chứng cứ

Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.

>>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu bồi thường trong vụ án hình sự như thế nào?

Trên đây là bài viết Thẩm quyền thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự. Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Võ Tấn Lộc
Avatar

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Dân Sự, Sở Hữu Trí Tuệ

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 812 bài viết

error: Content is protected !!