Kêu oan do phòng vệ chính đáng dẫn đến chết người là vấn đề được Quý bạn đọc quan tâm khi thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng với người khác dẫn đến chết người. Đồng thời khi xét xử vụ án hình sự, Quý bạn đọc phát hiện có oan sai. Để giải quyết vấn đề trên, Luật sư tới từ Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bài viết về quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng và trình tự, thủ tục kêu oan do phòng vệ chính đáng dẫn đến chết người.
Kêu oan khi phòng vệ chính đáng làm chết người
Mục Lục
Phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật
Tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Bởi hành động này phù hợp với lợi ích xã hội, hỗ trợ nhà nước việc duy trì trật tự xã hội, chống lại hành vi xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Nếu cá nhân khi có hành vi tự vệ với mục đích là bảo vệ quyền lợi của một hay một nhóm đối tượng xác định, tương xứng với mức độ nguy hiểm của người đang thực hiện hành vi xâm hại sẽ được xem là phòng vệ chính đáng. Do vậy cá nhân thực hiện đúng chế định phòng vệ chính đáng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tự vệ của mình.
>>>Xem thêm: Thủ tục bồi thường thiệt hại đối với oan sai trong vụ án hình sự
Trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Đây là trường hợp người phòng vệ đã có quyền phòng vệ, đã phòng vệ vào chính người có hành vi tấn công nhưng đã đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, nên đã lựa chọn biện pháp và mức độ phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết cho người có hành vi xâm hại, trong khi rõ ràng không cần thiết để gây ra thiệt hại như vậy.
Người gây ra thiệt hại do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng vẫn chịu trách nhiệm hình sự nhưng đây là trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điểm c Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 2015.
>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự
Trình tự, thủ tục kêu oan do phòng vệ chính đáng dẫn đến chết người
Thẩm quyền giải quyết
Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về thủ tục kêu oan do phòng vệ chính đáng dẫn đến chết người. Mặc dù vậy, khi quý khách hàng cảm thấy việc xét xử của Tòa án chưa khách quan, chưa đúng pháp luật, bị cáo có quyền viết đơn kháng cáo để được xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 322 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết trong trường hợp trên sẽ thuộc về Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm.
Thẩm quyền giải quyết
Mẫu đơn kêu oan
Hiện nay, mẫu đơn kêu oan chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về cách trình bày. Một lá đơn thông thường bao gồm những nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên của lá đơn: ĐƠN KÊU OAN hoặc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CỨU TRỢ KHẨN CẤP/ ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP
- Kính gửi
- Họ và tên người làm đơn
- Thông tin người làm đơn
- Nội dung vụ việc
- Đề nghị xem xét lại bản án hoặc khiếu nại người, cơ quan tiến hành tố tụng
- Địa điểm, thời gian làm đơn
- Chữ ký của người làm đơn
Trình tự, thủ tục thực hiện
- Đơn kháng cáo được gửi đến Tòa án đã xét xử cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
- Nếu bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị trại giam phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo và chuyển đơn đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
- Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật này
- Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật này.
- Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.
- Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành xét xử lại vụ án trên.
Cơ sở pháp lý: Điều 333, Điều 334 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Luật sư bào chữa cho người vượt quá phòng vệ chính đáng
- Luật sư tư vấn hướng giải quyết các vấn đề vượt quá phòng vệ chính đáng;
- Hướng dẫn soạn thảo các văn bản, soạn thảo đơn xin giảm nhẹ tội cho khách hàng;
- Luật sư đại diện giải quyết với cơ quan công an;
- Luật sư đại diện trực tiếp tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi ích của thân chủ trong vụ án hình sự về việc vượt quá phòng vệ chính đáng;
- Tư vấn thu thập các tài liệu chứng cứ có lợi cho khách hàng;
- Tham gia vào quá trình thương lượng bồi thường thiệt hại, đưa ra hướng giải quyết có lợi nhất cho khách hàng.
Luật sư bào chữa
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các quy định của pháp luật về vấn đề kêu oan do phòng vệ chính đáng dẫn đến chết người. Qua đó, quý khách hàng có thể hiểu được các quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng cùng với đó là trình tự, thủ tục kêu oan lên cơ quan chức năng. Nếu quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc muốn được Luật sư Hình sự tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.