Việc thành lập công ty con hay bất kỳ một công ty với bất cứ một ngành nghề kinh doanh nào cũng đều phải tuân thủ pháp luật về Doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc hiểu đúng khái niệm công ty con? Thủ tục thành lập công ty con được tiến hành như thế nào và phải đảm bảo những điều kiện gì? Những hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị bao gồm những gì? Không phải là việc đơn giản. Dưới đây là bài viết cụ thể về thủ tục thành lập công ty con.
Mục Lục
Hiểu như thế nào là đúng về công ty mẹ và công ty con?
Thứ nhất, có thể hiểu công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty. Và công ty góp vốn có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như: Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 thì một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khi thuộc một trong các trường hợp như sau:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty (Đối với công ty TNHH) hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông (Đối với công ty CP);
- Có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc’
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty;
Như vậy, có thể hiểu công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty. Như vậy một công ty có thể có nhiều công ty con nhưng 1 công ty con chỉ có 1 công ty mẹ.
Ý nghĩa của việc thành lập công ty con?
Thứ nhất, đối với những công ty bên đa ngành nghề, thì việc hoạt động kinh doanh quá nhiều ngành nghề trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến rất khó quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực.
Như vậy khi thành lập những công ty con, sẽ tạo nên những cá thể độc lập trong mỗi lĩnh vực, cộng với sự đầu tư tài chính cũng như máy móc, công nghệ từ công ty mẹ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty con có thể phát triển chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động nhất định.
Thứ hai, trường hợp đặc biệt còn có rất nhiều công ty thành lập ra nhiều công ty con với lĩnh vực ngành nghề giống nhau, việc lập ra những công ty con như vậy, cũng như đang tạo một sự cạnh tranh nội bộ để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất cho tổng công ty, cũng như tất cả công con.
Thủ tục thành lập công ty con theo quy định pháp luật?
Thứ nhất, hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty con bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký Thành lập công ty con;
- Quyết định Thành lập công ty con của công ty mẹ;
- Biên bản Thành lập công ty con của công ty mẹ;
- Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;
- Dự thảo Điều lệ công ty;
- Danh sách các thành viên, bản sao thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên công ty;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
(Nghị định 122/2020/NĐ-CP và Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT)
Thứ hai, nơi nộp hồ sơ thành lập công ty con là nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thứ ba, thời gian có giấy phép công ty con trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy phép kinh doanh công ty con.
>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên
Trên đây là nội dung tư vấn hướng dẫn về thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam. Quý khách có nhu cầu thành lập công ty hoặc có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty vui lòng liên hệ Luật sư Chuyên Tư Vấn Luật qua htoline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ chính xác, nhanh nhất.