Luật Doanh Nghiệp

Một người có được cùng lúc làm đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp không?

Một người có được cùng lúc làm đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp không? là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp tâm đắc. Để thực hiện thì cần điều kiện cũng như thu thập chứng cứ như thế nào? Bài viết sau đây Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp rõ vấn đề này mời quý bạn đọc theo dõi: cùng lúc làm đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp

Một người có được cùng lúc làm đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp không?

Quy định về một người cùng lúc làm đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp

Căn cứ tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định điều kiện chung của người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Giám đốc/Tổng Giám đốc đối với các loại hình doanh nghiệp:

  • Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020
  • Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật được quy định theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020. Như vậy, ngoài việc đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, cần phải xem xét tới điều lệ của Công ty có quy định thêm về tiêu chuẩn, điều kiện đối với Giám đốc/Tổng Giám đốc hay không. Nếu điều lệ Công ty không có quy định gì khác thì một người hoàn toàn có thể cùng lúc làm người đại diện theo pháp luật cho nhiều Doanh nghiệp. Tuy nhiên, cấm một người có thể cùng lúc làm đại diện theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp trừ trường hợp sau:

  • Các trường hợp thuộc khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Cá nhân là đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp, tuy nhiên trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không báo cáo thuế, không hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế. Doanh nghiệp không hoạt động nhưng không thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh và bỏ trôi doanh nghiệp;
  • Các trường hợp mà pháp luât về tố tụng không cho phép được đồng thời làm người đại diện cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc

>> Xem thêm: Một công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật được không?

Trách nhiệm của người làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bao gồm:

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
  • Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

Trách nhiệm của người đại diện pháp luật

Trách nhiệm của người làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì họ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  • Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Người đại diện theo pháp luật ký với Chủ tịch công ty, ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

Do đó, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Đối với các chức danh kiêm nhiệm như vậy ngoài quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Những người này còn quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị bầu ra, họ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

  • Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Thay mặt Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

quyền của người đại diện theo pháp luật

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

>> Xem thêm: Khởi kiện một doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật

Thông tin liên hệ Luật sư

Đội ngũ luật sư tại Chuyên Tư Vấn Luật là những luật sư cựu cuội trong nghề, mỗi luật sư bằng chuyên môn, nhiệt huyết và đạo đức nghề nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mọi thủ tục pháp lý khi Quý khách tin chọn. Để được hỗ trợ, Quý khách có thể lựa chọn qua các hình thức:

Tư vấn trực tiếp

  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng tư vấn quận 1: Phòng A1, Tầng trệt, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

Tư vấn trực tuyến

  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com
  • Hotline: 1900.63.63.87
  • Fanpage: Chuyên Tư Vấn Pháp Luật
  • Zalo: Công Ty Luật Long Phan

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Một người có được cùng lúc làm đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp không? Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết