Luật Doanh Nghiệp

Luật sư tư vấn quản trị rủi ro cho doanh nghiệp

Luật sư tư vấn quản trị rủi ro cho doanh nghiệp là dịch vụ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản trị rủi ro. Bởi lẽ, quản trị rủi ro doanh nghiệp được thiết kế để nhận diện các sự kiện có thể xảy ra ảnh hưởng đến tổ chức, nếu không hiểu rõ sẽ làm phát sinh các rủi ro pháp lý. Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc một cách chi tiết, cụ thể các vấn đề về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.

Dịch vụ luật sư tư vấn quản trị rủi ro doanh nghiệpDịch vụ luật sư tư vấn quản trị rủi ro doanh nghiệp

Tại sao cần quản trị rủi ro trong doanh nghiệp?

Quản trị rủi ro được định nghĩa như sau: Quản trị rủi ro là hệ thống các quy trình nhận diện, đánh giá, quản lý và kiểm soát những sự kiện hoặc tình huống bất ngờ có thể xảy ra để đảm bảo hoàn thành mục tiêu cuối cùng của dự án được tốt nhất.

Qua đây, thấy rằng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp rất cần thiết bởi các lý do sau:

  • Vận dụng để thiết lập chiến lược và toàn tổ chức;
  • Nhận diện các sự kiện có thể xảy ra có ảnh hưởng đến tổ chức;
  • Tăng tỉ lệ thành công của dự án trong việc giúp lựa chọn các dự án tốt, xác định phạm vi dự án, phát triển những ước tính có tính thực tế, hướng đến mục tiêu quan trọng nhất của dự án;
  • Giúp dòng tiền trong doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả;
  • Tạo điều kiện tốt nhất cho việc đầu tư và phát triển doanh nghiệp;
  • Xác định được thứ tự ưu tiên trong quản lý và sắp xếp công việc, nhân sự;
  • Giúp tăng cường công tác quản trị;
  • Hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra;
  • Đáp ứng được các kỳ vọng của nhà đầu tư.

Như vậy, quản trị rủi ro doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích, là yếu tố không thể thiếu quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọngQuản trị rủi ro trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng

Các rủi ro trong doanh nghiệp thường gặp

Tranh chấp nội bộ

Tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp là những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ thương mại, kinh doanh, lao động,… giữa doanh nghiệp và các thành viên hoặc giữa các thành viên trong công ty.

Có thể kể đến một số tranh chấp nội bộ điển hình như sau:

  • Tranh chấp quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp; tranh chấp tài sản của công ty, tranh chấp về chủ thể có thẩm quyền quyết định, tranh chấp trong quá trình chuyển nhượng, tặng cho vốn góp,…;
  • Tranh chấp lao động: tranh chấp hợp đồng lao động; tranh chấp tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, tranh chấp trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc; tranh chấp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tranh chấp về an toàn lao động, kỷ luật lao động;
  • Tranh chấp bảo hiểm, tranh chấp về mức đóng bảo hiểm, thời gian hưởng để tính hưởng bảo hiểm; tranh chấp thủ tục đóng bảo hiểm xã hội;….;
  • Tranh chấp do cá nhân lợi dụng danh nghĩa gây thiệt hại tài sản cho công ty: ký hợp đồng không đúng thẩm quyền; thất thoát tài sản của công ty do quy trình quản lý nội bộ yếu; vụ lợi cá nhân như: khai chênh lệch giá, bán hợp đồng,…;
  • Tranh chấp do mất cắp nội bộ: mất cắp trong quá trình xuất nhập kho, quản lý kho; mất cắp trong quá trình sản xuất, mua bán hàng hóa;….

Tranh chấp bên ngoài doanh nghiệp

Các tranh chấp bên ngoài doanh nghiệp thường gặp bao gồm các tranh chấp sau:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức không phải là thành việc công ty;
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau;
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

Tranh chấp với cơ quan Nhà nước

Một số tranh chấp giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước bao gồm:

Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam;

Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, tranh chấp với cơ quan nhà nước còn có thể phát sinh trong các trường hợp như sau:

  • Nghĩa vụ thuế: bị truy thu thuế, bị xử phạt hành chính về thuế,…
  • Nghĩa vụ bảo hiểm xã hội: bị truy thu bảo hiểm xã hội, bị xử phạt hành chính về bảo hiểm xã hội,…
  • Vi phạm hành chính: doanh nghiệp vi phạm pháp luật về doanh nghiệp.

Các giải pháp để loại trừ rủi ro pháp lý doanh nghiệp

Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại đến từ các rủi ro pháp lý doanh nghiệp, cần lưu ý các giải pháp loại trừ rủi ro pháp lý sau:

  • Tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập một công ty như tên doanh nghiệp, vốn góp, xây dựng điều lệ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Tìm hiểu các quy định của pháp luật về lao động khi xây dựng nội quy lao động, quy chế nội bộ, xử lý kỷ luật lao động,..;
  • Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy để thấy được tầm quan trọng của công việc quản trị rủi ro pháp lý;
  • Doanh nghiệp cần thành lập ban pháp chế nhằm giúp doanh nghiệp lường trước được các rủi ro pháp lý có khả năng xảy ra trong hoạt động kinh doanh.

Giải pháp nhằm loại trừ rủi ro pháp lýGiải pháp nhằm loại trừ rủi ro pháp lý

Dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro doanh nghiệp của luật sư

  • Tư vấn xác định tranh chấp trong doanh nghiệp;
  • Tư vấn về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp;
  • Tư vấn quy định pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ, tranh chấp bên ngoài doanh nghiệp, tranh chấp với cơ quan Nhà nước;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp doanh nghiệp;
  • Tư vấn và soạn thảo văn bản, đơn từ trong quá trình giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
  • Tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư có liên quan đến doanh nghiệp;
  • Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong tranh chấp doanh nghiệp;
  • Nhận ủy quyền làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có liên quan;
  • Các vấn đề pháp lý liên quan.

Quản trị rủi ro đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, bởi lẽ nó giúp nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định mục tiêu mà không cân nhắc đến các rủi ro, sẽ dễ dẫn đến mất phương hướng khi các rủi ro pháp lý xảy ra. Nếu Quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư lĩnh vực doanh nghiệp tư vấn.

4.6 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết