Luật Doanh Nghiệp

Luật sư giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh

Giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh là vấn đề được quan tâm khi gặp phải hành vi vi phạm quy định của pháp luật, Quý khách hàng muốn khiếu nại vụ việc để bảo vệ quyền lợi của mình. Để giải quyết vấn đề trên, Luật sư tới từ Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bài viết về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quy trình giải quyết và quy định của pháp luật có liên quan đến giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh.

Giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Cơ sở pháp lý: Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018.

>>> Xem thêm: Chính sách khoan hồng và điều kiện để doanh nghiệp được hưởng khoan hồng theo Luật cạnh tranh 2018.

Các hình thức cạnh tranh không lành mạnh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cạnh tranh không lành mạnh có các hình thức như sau:

Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

  • Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
  • So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác:

  • Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ theo Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005…
  • Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác theo khoản 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009…

>>>Xem thêm: Thủ tục khiếu nại khi doanh nghiệp bị đối thủ sử dụng thương hiệu của mình

Cơ sở pháp lý: Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh

Thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2018 Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành tố tụng cạnh tranh giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh thuộc thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu giải quyết

Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:

  • Đơn khiếu nại theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
  • Chứng cứ để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn cứ và hợp pháp;
  • Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018.

Trình tự, thủ tục giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:

  • Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
  • Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
  • Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.

Cơ sở pháp lý: Điều 90 Luật Cạnh tranh 2018.

Luật sư giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh.

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật khởi kiện tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh;
  • Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh;
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ;
  • Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…);
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong vụ kiện tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh.

>>>Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật qua Email

Khi gặp tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh, quý khách hàng cần hiểu rõ các quy định của pháp luật về vấn đề trên. Từ đó, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc để đảm bảo quyền lợi của mình. Bài viết trên đã đề cập đến thẩm quyền giải quyết, hồ sơ cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, hoặc cần tư vấn, trợ giúp pháp luật, xin vui lòng liên hệ số điện thoại luật sư doanh nghiệp tư vấn miễn phí 190063387  để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

 

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết