Luật Doanh Nghiệp

Hợp đồng được ký bằng chữ ký điện tử có hiệu lực pháp luật không?

Hợp đồng được ký bằng chữ ký điện tử có hiệu lực pháp luật không là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp khi tham gia vào việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quá điện tử. Sau đây bài viết sẽ chi tiết về hợp đồng điện tử và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử, từ đó đảm bảo giá trị thực hiện hợp đồng. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về hợp đồng điện tử.

hợp đồng được ký bằng chữ ký điện tử

Hợp đồng được ký bằng chữ ký điện tử

Định nghĩa, đặc điểm, phân loại chữ ký điện tử trên hợp đồng điện tử

Định nghĩa chữ ký điện tử trên hợp đồng điện tử

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Đặc điểm chữ ký điện tử

Theo Điều 21 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử có các đặc tính sau:

  • Được tạo lập dưới dạng dữ liệu chữ, từ ngữ, ký hiệu, âm thanh hoặc hình ảnh bằng phương tiện điện tử.
  • Được gắn liền hoặc kết hợp có logic với hợp đồng điện tử, ví dụ dưới dạng PDF, Word,…
  • Có khả năng xác nhận người ký hợp đồng điện tử và sự chấp thuận của người đó với nội dung dữ liệu trên hợp đồng.

Phân loại chữ ký điện tử

Có 3 loại chữ ký điện tử:

  • Chữ ký số

Quy trình sử dụng chữ ký số trên hợp đồng điện tử như sau:

  1. Các bên tạo chữ ký số trên nền tảng hoặc thiết bị chuyên dụng của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  2. Chèn chữ ký số dưới dạng điện tử vào hợp đồng cần ký.
  • Chữ ký scan

Chữ ký scan được hiểu đơn giản là sau ký ký bằng tay trên hợp đồng giấy, hai bên chuyển hợp đồng cùng chữ ký thành dạng điện tử. Các phương pháp chuyển hợp đồng thành điện tử có thể là quét hình ảnh (scan) sau đó gửi đi qua thư điện tử.

  • Chữ ký hình ảnh

Chữ ký hình ảnh được hiểu là người ký chèn hình ảnh chữ ký viết tay vào tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng. Sau đó hợp đồng được gửi đi qua thư điện tử.

quy định pháp luật về chữ ký điện tử

Quy định pháp luật về chữ ký điện tử

Quy định về giao dịch điện tử

Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005, giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.

Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

Như vậy, một giao dịch thỏa mãn điều kiện được thực hiện thông qua phương tiện điện tử thì được pháp luật thừa nhận là một giao dịch điện tử.

Điều kiện chữ ký điện tử phát sinh giá trị pháp lý

Theo quy định tại Điều 22 Luật giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
  • Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
  • Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
  • Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Ngoài ra, chữ ký số còn cần đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn quy định tại Điều 9, Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:

  • Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó
  • Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký hợp pháp

Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn.

Theo quy định tại Điều 24 Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, khi một văn bản mà quy định pháp luật cần có chữ ký điện tử thì chữ ký điện tử đó có giá trị pháp lý khi thỏa mãn điều kiện sau:

  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
  • Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

điều kiện chữ ký điện tử phát sinh giá trị pháp lý

Điều kiện chữ ký điện tử phát sinh giá trị pháp lý

Chữ ký điện tử có bắt buộc phải có trên hợp đồng điện tử?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Giao dịch điện tử, các bên có thể thỏa thuận sử dụng hay không sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch; nếu sử dụng thì chữ ký điện tử có hay không cần chứng thực; nếu cần phải có chứng thực thì thỏa thuận lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực.

Theo quy định trên, các bên tham gia ký kết hợp đồng được phép thỏa thuận về việc sử dụng chữ ký điện tử. Trong trường hợp khách hàng không sử dụng chữ ký điện tử vẫn có quyền giao dịch điện tử mà không cần ký điện tử.

Trên đây là một số giải đáp cơ bản về vấn đề hợp đồng được ký bằng chữ ký điện tử thì có hiệu lực hay không. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết