Giải quyết tranh chấp cây cối trên đất không có giấy tờ luôn là vấn đề khó khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng là một trong những chứng cứ quan trọng trong tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng đất cũng có đầy đủ giấy tờ theo đúng pháp luật. Do đó thông qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ hướng dẫn Quý khách hàng giải quyết tranh chấp cây cối trên đất không có giấy tờ.
Giải quyết tranh chấp cây cối trên đất không có giấy tờ
Mục Lục
Quy định của luật đất đai về tài sản trên đất
Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cây cối trên đất không có giấy tờ
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn 01 trong 02 hình thức giải quyết tranh chấp sau:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định về tố tụng hành chính;
- Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
CSPL: khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013.
Thủ tục giải quyết tranh chấp
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện (theo mẫu số 23-DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành biểu mẫu trong tố tụng dân sự) kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
CSPL: Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Bước 2: Thụ lý vụ án
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
CSPL: Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ.
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm:
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cây cối trên đất không có giấy tờ
Phá hoại cây cối trong thời gian tranh chấp có bị phạt không?
Xử lý hành chính
- Phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
- Bên cạnh đó, hành vi mang theo công cụ phá hoại cây cối có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng có mang theo các loại vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ.
CSPL: Điểm a Khoản 2 Điều 15, Điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Xử lý hình sự
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Tài sản là di vật, cổ vật.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp:
- Có tổ chức;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Để che giấu tội phạm khác;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với hành vi gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
CSPL: Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản.
Xử phạt hành vi phá hoại cây cối trong thời gian tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết tranh chấp cây cối trên đất không có giấy tờ
- Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, án phí tranh chấp đất đai.
- Tư vấn cách thu thập chứng cứ, đưa ra các phương án hòa giải tranh chấp đất đai.
- Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại và nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại tới Cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
- Cử luật sư chuyên về đất đai nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án.
Trên đây là những phân tích cũng như nêu ra ra phương hướng giải quyết tranh chấp cây cối trên đất không có giấy tờ từ đó cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết nhằm giúp quý khách hàng bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc những câu hỏi xin liên hệ luật sư tư vấn luật đất đai của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.