Luật Doanh Nghiệp

Đăng ký hoạt động rang cà phê trong khu dân cư tại TP. Hồ Chí Minh có được không?

Đăng ký hoạt động rang cà phê trong khu dân cư tại TP. Hồ Chí Minh có được không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Vậy hình thức đăng ký hoạt động sản xuất cà phê được thực hiện như thế nào? Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký hoạt động rang cà phê trong khu dân cư là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin cần thiết.

mở xưởng sản xuất cà phê trong khu dân cư

Mở xưởng sản xuất cà phê trong khu dân cư

Có được mở nhà xưởng sản xuất cà phê trong khu dân cư không?

Ngoài những bất động sản đã được quy định rõ mục đích sử dụng ví dụ như để ở đối với nhà chung cư, thì các Doanh nghiệp có quyền đăng ký hoạt động ở bất kỳ địa điểm nào cảm thấy phù hợp và thuận tiện cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tuy nhiên việc mở xưởng sản xuất rang cà phê trong khu dân cư phải đảm bảo các yếu tố phù hợp các quy định liên quan khác về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và không gây ra những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2014.

Vấn đề cần lưu ý về môi trường khi mở xưởng sản xuất

  • Không gây ồn:

Căn cứ tại Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường đối với: “khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính” là 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h).

  • Không được gây ô nhiễm nguồn nước:

Vấn đề này được quy định tại Điều 7 và Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 2014 như sau: “chất thải trước khi xả thải vào môi trường cần phải được xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật”.

  • Không được gây ô nhiễm không khí:

Theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật.

bảo vệ môi trường khi mở xưởng

Bảo vệ môi trường khi mở xưởng

Hình thức đăng ký hoạt động sản xuất cà phê

Đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể dựa trên quy định chung của Luật doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự thực hiện:

  1. Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
  2. Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và chuyển sang Bộ phận đăng ký kinh doanh thuộc Phòng Tài chính kế hoạch
  3. Bước 3: Chuyên viên theo dõi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu thuộc ngành nghề cần kiểm tra theo quy định). Yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hợp lệ.
  4. Bước 4: Chuyên viên xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký chuyển lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả để trả cho hộ kinh doanh.

>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật về thủ tục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hậu quả pháp lý khi gây ô nhiễm môi trường

hậu quả pháp lý khi gây ô nhiễm môi trường

Hậu quả pháp lý khi gây ô nhiễm môi trường

  • Trong trường hợp nếu việc sản xuất cà phê của doanh nghiệp gây tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép
  • thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1; khoản 1 Điều 3; khoản 2 Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trên đây là một số giải đáp về đăng ký hoạt động rang cà phê trong khu dân cư tại TP. HCM. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết