Luật Hình Sự

Công an có quyền khám xét người khi nào

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi công an xét thấy cần thiết để bảo đảm trật tự công cộng, an ninh xã hội thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vẫn có thể khám xét người. Việc khám xét người phải thực hiện theo trình tự thủ tục luật định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định của vấn đề công an có quyền khám xét người khi nào

Công an có quyền khám xét người khi nàoCông an có quyền khám xét người khi nào

Khám xét là gì

Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách lục soát khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của người có công cụ, phương tiện phạm tội, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án cũng như xác chết hay người đang bị truy nã.

Khi nào cơ quan có thẩm quyền được khám xét người

Việc khám xét người chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người có công cụ phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

CSPL: Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Thẩm quyền ra lệnh khám xét người

Công an đọc lệnh khám xétCông an đọc lệnh khám xét

Trong trường hợp bình thường

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 113 và Khoản 1 Điều 193 BLTTHS 2015.

Trong trường hợp khẩn cấp

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc Trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015, Khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Những trường hợp công an khám xét người không cần lệnh

  • Bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ được quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTHS 2015.
  • Khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.

Cơ sở pháp lý: Điều 194 BLTTHS 2015.

Trình tự khám xét người

  • Bước 1: Người khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó.
  • Bước 2: Giải thích lệnh khám xét
  • Bước 3: Người tiến hành khám xét yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án.
  • Bước 4: Tiến hành khám xét (nếu người bị khám xét không tự nguyện đưa ra).

Cơ sở pháp lý: Điều 194 BLTTHS 2015.

Luật sư tư vấn về việc bảo vệ quyền lợi của người bị khám xét

  • Luật sư tư vấn về trình tự, thủ tục khám xét người;
  • Tư vấn quy định pháp luật về bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
  • Tư vấn các căn cứ pháp luật về các tình tiết cần xác định để được xem xét giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự cho bị can/ bị cáo.

Luat su tu vanLuật sư tư vấn

Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khám xét người phải thực hiện theo trình tự thủ tục luật định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khẩn cấp cơ quan chức năng có thể khám xét không cần lệnh. Trên đây là nội dung Chuyên tư vấn luật thông tin đến bạn đọc về các trường hợp công an có quyền khám xét người. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý khách có vấn đề pháp lý còn thắc mắc vui lòng liên hệ đến hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí, kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. Xin cảm ơn!.

4.6 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 900 bài viết