Luật Doanh Nghiệp

Các Giấy phép cần có khi mở quán karaoke

Các Giấy phép cần có khi mở quán karaoke. Việc kinh doanh quán karaoke là một trong những hoạt động kinh doanh đặc biệt, do đó khi mở dịch vụ này sẽ cần một số thủ tục, giấy phép kinh doanh đặc thù theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ thêm về các giấy phép khi mở quán karaoke xin mời đọc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Giấy tờ liên quan hoạt động kinh doanh

Điều kiện hoạt động quán karaoke

Người kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:

  • Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
  • Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

Người kinh doanh dịch vụ karaoke phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Chỉ được sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
  • Chấp hành pháp luật lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
  • Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
  • Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
  • Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
  • Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.

CSPL: Điều 4, 6, 7 Nghị định số 54/2019/NĐ-CP

>>> Xem thêm: Kinh doanh Karaoke cần các thủ tục gì?

Các giấy phép cần có khi mở quán karaoke

Giấy phép khi mở quán karaoke

Giấy phép kinh doanh karaoke

Người kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP. Trong đó, tại khoản 1, Điều 4, Nghị định này có quy định kinh doanh dịch vụ karaoke phải  Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì để mở quán karaoke thì phải là doanh nghiệp hoặc là hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Nghị định 54/2019/NĐ – CP thì khi đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 4, Nghị định này thì cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nộp hồ sơ để xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

Cụ thể Điều 9, Nghị định 54/2019/NĐ – CP quy định về Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường

  • Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh) có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường (sau đây gọi là Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh).
  • Cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thực hiện phân cấp, ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp huyện được cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.

Về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh được quy định tại Điều 10, Nghị định 54/2019/NĐ – CP

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Trình tự cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh

  • Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện quy định tại Nghị định này, cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh gửi và lưu Giấy phép này như sau: 02 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan công an cấp huyện nơi thực hiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh; đăng tải trên trang Thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 điều 4, Điều 9, điều 10, Điều 11, Nghị định 54/2019/NĐ – CP

Giấy chứng nhận PCCC

Theo quy định về điều kiện để hoạt động kinh doanh quán karaoke là phải đáp ứng điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Cụ thể tại Người kinh doanh dịch vụ karaoke cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định tại khoản 2,  Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:

  • Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Đồng thời, tại Điều 5, Thông tư 147/2020/TT – BCA do Bộ Công an ban hành ngày 31/12/2020 có quy định Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) như sau:

  • Cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
  • Cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa năng bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phải được người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự

Theo khoản 21, Điều 3, Nghị định 96/2016/NĐ – CP thì kinh doanh quán karaoke là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và phạm vi quản lý.

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường:

  • Kinh doanh dịch vụ karaoke, gồm: Các hoạt động ca hát theo đĩa ghi nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác;
  • Kinh doanh dịch vụ vũ trường, gồm: Hoạt động khiêu vũ tại cơ sở kinh doanh khiêu vũ theo quy định của pháp luật.

Hoạt động dạy khiêu vũ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ – CP quy định về Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề trong đó có kinh doanh dịch vụ karaoke như sau:

Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Theo quy định tại Điều 14, Nghị định 96/2016/NĐ – CP thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) là văn bản do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Về Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung đối với các ngành, nghề được hướng dẫn tại Điều 19, Nghị định 96/2016/NĐ – CP

Các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, nếu cơ sở kinh doanh karaoke tiến hành bán rượu, bia, thuốc lá… thì phải có các loại giấy phép liên quan như:

  • Giấy phép kinh doanh rượu.
  • Giấy phép kinh doanh thuốc lá.
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Xử phạt quán karaoke do không có giấy phép kinh doanh

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với quán karaoke và vũ trường như sau:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không mặc trang phục hoặc không đeo biển tên do người sử dụng lao động cung cấp.
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  1. Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
  2. Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
  3. Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  1. Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định;
  2. Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường;
  3. Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
  4. Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke;
  5. Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu;
  6. Kinh doanh dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 02 giờ đến 8 giờ mỗi ngày;
  7. Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa dưới 200 mét.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  1. Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định;
  2. Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh;
  3. Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  1. Kinh doanh dịch vụ vũ trường không có giấy phép theo quy định;
  2. Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh;
  3. Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường để kinh doanh.
  • Hình thức xử phạt bổ sung;
  1. Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 7 và điểm c khoản 8 Điều này;
  2. Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  1. Buộc thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
  2. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5, điểm e khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

Như vậy, đối với trường hợp quán karaoke kinh doanh không có giấy phép sẽ bị phạt từ 20-25 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ nhân đôi theo khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Đồng thời, khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP buộc nộp lại toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động của quán karaoke này.

CSPL: Điều 5, Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP

Luật sư xin giấy phép hoạt động cho quán karaoke

Luật sư tư vấn giấy phép

  • Tư vấn loại hình đăng ký kinh phù hợp với nhu cầu của khách hàng;
  • Tư vấn các ưu nhược điểm chi tiết cho từng loại hình kinh doanh khi khách hàng tiến hành đăng ký kinh doanh;
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý tại các cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn các thủ tục sau đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn các thủ tục thuế, bảo hiểm, tài chính kế toán, quyền sở hữu trí tuệ, quản trị, … trong quá trình kinh doanh

Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào cung cấp cho Quý khách hàng những vấn đề pháp lý về những giấy phép cần có khi mở quán karaoke. Qua đó, bài viết trên đã ít nhiều giải đáp thắc mắc về những vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện, giấy phép khi mở quán karaoke cũng như hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke. Nếu còn khó khăn, thắc mắc liên quan hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.633.716 để được các luật sư hỗ trợ nhanh nhất có thể. Xin cảm ơn.

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết