Dịch covid-19 xuất hiện và đem lại nhiều khó khăn trong cuộc sống, cũng như gây khó khăn cho các bên trong hợp đồng khi thực hiện nghĩa vụ của mình. Để tìm hiểu một số vấn đề pháp lý do dịch covid-19, đặc biệt là các căn cứ yêu cầu hoàn lại tiền cọc khi hợp đồng không thể thực hiện do covid-19, hãy cùng luật sư hợp đồng giải quyết vấn đề ngày bên dưới.
Căn cứ yêu cầu hoàn lại tiền cọc khi hợp đồng không thể thực hiện do covid-19
>>> Xem thêm: Vấn đề trở ngại khách quan đến từ dịch Covid-19 trong hợp đồng
Mục Lục
Hệ quả khi hợp đồng không thể thực hiện được
Hợp đồng là một giao dịch diễn ra hằng ngày, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên không phải lúc nào hợp đồng cũng thực hiện được do nhiều lý do, từ hai bên trong hợp đồng, từ sự kiện bất khả kháng… Khi hợp đồng không được thực hiện sẽ dẫn đến một số hệ quả như hợp đồng sẽ bị vô hiệu theo quy định tại 407 BLDS 2015, hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực pháp luật, từ đó quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sẽ không phát sinh.
Các căn cứ để đòi lại tiền cọc
Covid-19 là dịch bệnh nguy hiểm
Covid- 19 xuất hiện và trở thành đại dịch của thế giới. Ngày 29/1/2020, lãnh đạo Bộ Y tế đã ký và ban hành Quyết định số 219/QĐ-BYT về việc Bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra vào danh mục những bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (2007). Theo đó, các hoạt động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona được thực hiện theo đúng quy định đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A đặc biệt nguy hiểm, lây truyền nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, có thể khẳng định covid-19 là một trong những loại dịch bệnh nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 420 BLDS 2015
- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Dịch covid-19 xuất hiện từ cuối 2019, diễn biến rất phức tạp, yếu tố dịch lây lan, bùng phát là yếu tố khách quan, ngoài yếu tố chủ quan, con người không lường trước được. Trong một số trường hợp, các bên đã giao kết hợp đồng nhưng vì tình hình dịch cũng như các chính sách, chỉ thị của nhà nước làm cho các bên không thể thực hiện hợp đồng. Các bên cần xác định rõ có phải vì covid-19 mà làm hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Có một số trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh mà trốn trách việc thực hiện hợp đồng.
Căn cứ để đòi lại tiền cọc
Chính sách phòng chống dịch của cơ quan nhà nước có là căn cứ để miễn trách nhiệm ?
Miễn trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2015 gồm các trường hợp sau:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Để xác định chính sách phòng chống dịch của cơ quan nhà nước có là căn cứ để miễn trách nhiệm hay không? Cần chứng minh rằng chính sách phòng chống dịch có phải sự kiện bất khả kháng. Một sự kiện được xem là bất khả kháng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:
- Sự kiện xảy ra một cách khách quan
- Không thể lường trước được
- Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mà biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, các bên trong hợp đồng cần chứng minh được chính sách phòng chống dịch của nhà nước có phải là một sự kiện bất khả kháng hay không để làm căn cứ miễn trách nhiệm.
>>> Xem thêm: Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Quyền khởi kiện khi hợp đồng không thể thực hiện do dịch covid-19
Trong trường hợp covid-19 làm hoàn cảnh cơ bản thay đổi, hay do chính sách phòng chống dịch của cơ quan nhà nước làm cho hợp đồng không thể thực hiện được và một số lý do khác, các bên có thể thỏa thuận về việc hoàn trả lại số tiền đặt cọc. Tại khoản 3 Điều 420 BLDS 2015 quy định trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
- Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
- Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Sau khi Tòa án đã xác định việc không thực hiện hợp đồng không phải do lỗi của bên đặt cọc thì khoản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc.
Quyền khởi kiện khi hợp đồng không thể thực hiện do dịch covid-19
Liên hệ luật sư
Công ty Luật Long Phan PMT luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:
- Email : chuyentuvanluat@gmail.com
- Hotline : 1900.63.63.87
- Fanpage : Chuyên tư vấn pháp luật
- Zalo : 0819.700.748
- Trụ sở và Văn phòng làm việc:
- Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
- Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản về căn cứ hoàn lại tiền cọc khi hợp đồng không thể thực hiện được do covid-19. Nếu Quý độc giả cần hỗ trợ gửi hồ sơ, tài liệu tư vấn hoặc cần đặt lịch luật sư tư vấn trực tiếp các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, đóng góp ý kiến xin vui lòng liên hệ tới email chuyentuvanluat@gmail.com.