Tin tức

Bị Mất Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Thì Làm Thế Nào

Hiện nay, bảo hiểm xã hội được xem là một chính sách xã hội cần thiết cho người lao động, nó phần nào chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ giúp họ đảm bảo cuộc sống của mình khi có rủi ro xảy ra hay khi đã hết tuổi lao động. Mọi thông tin được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được thể hiện trên sổ bảo hiểm. Nhưng nếu sổ này bị mất thì phải làm thế nào? Có xin cấp lại được không? Thủ tục xin cấp lại sổ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:

Bị mất sổ bảo hiểm thì làm thế nào

Bị mất sổ bảo hiểm thì làm thế nào?

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ Bảo hiểm xã hội là tài sản, là quá trình lao động và tích lũy từ mồ hôi, công sức của người lao động, quá trình chắt chiu một phần từ tiền lương để cùng với chủ sử dụng lao động tích góp vào đó để lo cho cuộc sống của mình sau này. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để nắm bắt được các thông tin, nhằm theo dõi việc thực hiện đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội,

Sổ bảo hiểm xã hội còn là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật, thông qua đó họ biết được mức hưởng của mình. Người lao động phải có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của mình thật cẩn thận, tránh để hư hỏng, mất sổ… nhằm giúp cho người lao động trong việc thực hiện các quyền lợi về bảo hiểm xã hội.

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, khi sổ bảo hiểm xã hội bị mất, cần phải được cấp lại để chi trả những khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết độ tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội:

Theo quy định ở điểm a Khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/BHXH năm 2017 quy định về việc cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng. Với thành phần hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động; Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Theo quy định pháp luật, người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội có thể được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người đó. Khi bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội:

Đơn trình báo mất sổ BHXH có xác nhận của cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú

Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (theo mẫu) có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú

Giấy xác nhận quá trình đóng BHXH của cơ quan BHXH liên quan

Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp một lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú

Tờ khai cấp sổ (nếu đã bị mất thì phải liên hệ với đơn vị cũ hoặc cơ quan BHXH nơi cấp sổ để sao y)

Bản sao chứng minh thư nhân dân (có chứng thực)

Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất

Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất

Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Khi hoàn tất hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH, người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 Luật BHXH 2014 và Điểm c, Khoản 1 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

Cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu hồ sơ cấp lại đối với hồ sơ và dữ liệu do cơ quan BHXH quản lý, nếu đủ diều kiện và xác định người bị mất sổ BHXH chưa hưởng trợ cấp một lần thì thực hiện cấp lại sổ BHXH.

Theo quy định ở khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, thời gian cấp lại sổ BHXH không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Như vậy, khi sổ bảo hiểm xã hội bị mất, cần phải được cấp lại, để xin cấp lại sổ này người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Trên đây là toàn bộ nội dung về bài viết Bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì làm thế nào. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với công ty của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 119 bài viết