Luật Thừa Kế

Thủ tục nhận di sản thừa kế là cổ phần trong công ty cổ phần

Thủ tục nhận di sản thừa kế là cổ phần trong công ty cổ phần là các công việc cần làm khi người để lại di sản là cổ đông chết. Khi đó, người thừa kế cần phải làm các thủ tục cần thiết để được nhận di sản cổ phần trong công ty cổ phần. Sau đây bài viết của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho quý bạn đọc về thủ tục nêu trên.

Nhận thừa kế là cổ phần trong công ty cổ phần

Nhận thừa kế là cổ phần trong công ty cổ phần

Quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần do thừa kế

Xác định hình thức hưởng thừa kế

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 thì có 2 hình thức thừa kế sau:

  • Thừa kế theo di chúc
  • Thừa kế theo pháp luật

Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Khi người để lại di sản chết, người thừa kế căn cứ vào di chúc mà xác định phần cổ phần mình được hưởng. Trong trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc, những người thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Cần lưu ý, vẫn có trường hợp có di chúc nhưng sẽ có những người thừa kế không được hưởng di sản. Theo đó, Điều 621 Bộ luật Dân sự có quy định về người không được quyền hưởng di sản thừa kế như sau:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người này, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn được hưởng di sản thừa kế là cổ phần.

Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây sẽ thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tức là mặc dù có di chúc trong đó không có tên họ được hưởng di sản nhưng họ vẫn được hưởng một suất thừa kế bằng 2/3 một suất của một người thừa kế theo pháp luật:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động

Đồng thời, mặc dù có tồn tại di chúc nhưng vẫn có trường hợp phải chia di sản thừa kế theo pháp luật. Theo đó, khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Di chúc không hợp pháp
  • Những người thừa kế trong di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, cơ quan tổ chức không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
  • Người được chỉ định trong di chúc thuộc đối tượng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định việc thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, người thừa kế cổ phần cần xác định phương thức thừa kế của mình để biết được quyền lợi đã được pháp luật quy định và điều này sẽ nhằm đảm bảo cho việc người thừa kế có thể chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có liên quan để khai nhận di sản.

Các nghĩa vụ về thuế của người thừa kế khi nhận di sản là cổ phần

Nghĩa vụ của người thừa kế

Nghĩa vụ của người thừa kế

Theo đó, nếu người thừa kế di sản cổ phần là cá nhân thì sẽ có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế. Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định các loại thu nhập chịu thuế, trong đó có thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Như vậy thu nhập từ thừa kế di sản là cổ phần là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với người thừa kế là cá nhân. Theo biểu thuế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014, thì thuế suất áp dụng đối với thừa kế cổ phần là 10%. Do đó người nhận di sản cần kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, nếu người thừa kế di sản cổ phần là là tổ chức, doanh nghiệp thì nghĩa vụ phát sinh sẽ là nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, căn cứ  khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp 2008 quy định:

  • Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

Căn cứ theo quy định trên thì thu nhập từ việc thừa kế di sản theo di chúc là thu nhập có được từ quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, do đó phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về phía công ty cổ phần, căn cứ theo khoản 3 và khoản 7 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

  • Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.
  • Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.

Do đó, khi người thừa kế di sản nhận cổ phần, họ sẽ trở thành cổ đông công ty, khi có thay đổi về cổ đông, công ty có trách nhiệm ghi nhận vào sổ đăng ký cổ đông.

Trình tự thủ tục sang tên cổ phần cho người thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản

Bước 2: Tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ có liên quan, công chứng viên sẽ tiến hành xem xét và kiểm tra:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
  • Nếu chưa đầy đủ công chứng viên sẽ hướng dẫn và yêu cầu bổ sung
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở, công chứng viên từ chối tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản.

  • Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chứng hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản;
  • Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Bước 4: Trở thành cổ đông công ty

Theo đó, người thừa kế cổ phần có trách nhiệm thông báo cho công ty về việc nhận thừa kế cổ phần của cổ đông. Căn cứ khoản 6 Điều 127 Luật Doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức nhận cổ phần chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

Khi đã trở thành cổ đông của công ty thì người sở hữu cổ phần có thể thực hiện quyền chào bán, chuyển nhượng cổ phần theo quy định của điều lệ công ty, quy chế nội bộ và pháp luật doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Điều 57, Điều 58 Luật công chứng 2014 và Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP

>>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục chia tách công ty cổ phần

Thu tuc khai di san thua ke la co phan

Thủ tục khai di sản thừa kế là cổ phần

Hồ sơ khai nhận di sản là cổ phần

Hồ sơ khai nhận di sản là cổ phần bao gồm:

  • Văn bản khai nhận di sản
  • Di chúc hợp pháp (trong trường hợp thừa kế theo di chúc)
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình, huyết thống (giấy khai sinh)
  • Các tài liệu chứng minh di sản là cổ phần thuộc sở hữu của người đã chết (giấy chứng nhận góp vốn, sổ đăng ký cổ đông).

CSPL: Khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014.

Luật sư tư vấn về thừa kế cổ phần 

Thừa kế di sản là cổ phần là một thủ tục phức tạp, liên quan đến nhiều luật khác nhau, do đó cần phải có luật sư hướng dẫn thừa kế cổ phần:

  • Tư vấn pháp luật về thừa kế di sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ cần thiết để nhận thừa kế di sản là cổ phần;
  • Luật sư tư vấn thu thập tài liệu, chứng cứ xác minh di sản thừa kế;
  • Luật sư tham gia khởi kiện nếu có tranh chấp phát sinh;
  • Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.

Khi người để lại di sản là cổ phần trong công ty cổ phần mà mất đi sẽ làm phát sinh quyền hưởng di sản của người thừa kế. Ngoài ra, công ty cổ phần cũng sẽ có nghĩa vụ thay đổi thông tin về cổ đông. Với một công ty đang kinh doanh thì việc khuyết cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn ảnh hưởng rất lớn đến công ty và cả người thừa kế cổ phần. Do đó cần phải hiểu rõ các quy định của pháp luật để thực hiện khai nhận di sản thừa kế. Bài viết trên của Chuyên tư vấn Luật đã cung cấp cho quý vị về trình tự thủ tục, hồ sơ thừa kế di sản là cổ phần. Để được cung cấp Dịch vụ Luật sư, quý khách vui lòng liên hệ hotline  1900 63 63 87    để được tư vấn chi tiết.

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 758 bài viết