Luật Thừa Kế

Giấy Ủy Quyền Sử Dụng Đất Cho Con Có Phải Di Chúc Không?

Giấy ủy quyền sử dụng đất cho con là văn bản thể hiện sự chấp thuận của cha mẹ cho con cái sử dụng hợp pháp đối với đất đai. Hiện nay, vẫn có nhiều quan điểm về vấn đề giấy ủy quyền sử dụng đất cho con có được xem là di chúc không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Ủy quyền sử dụng đất có thể được xem là di chúc trong một số trường hợp
Ủy quyền sử dụng đất có thể được xem là di chúc trong một số trường hợp

Quy định của pháp luật về ủy quyền

Theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trong đó, ủy quyền được hiểu là cá nhân, tổ chức cho phép cá nhân, tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc ủy quyền đó. Ủy quyền là một căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.

Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền, theo đó, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Khi giao kết hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền có các quyền như sau:

  • Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Đồng thời, bên được ủy quyền có nghĩa vụ:

  • Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
  • Giao lại cho bên ủy quyền những tài sản đã nhận và lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Phải bồi thường thiệt hại khi vi phạm một trong các nghĩa vụ trên.

Quyền của bên ủy quyền:

  • Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
  • Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Được bồi thường thiệt hại nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

Ngoài ra, pháp luật cũng ghi nhận bên ủy quyền có các nghĩa vụ:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Quy định của pháp luật về thừa kế

Quy định của pháp luật về ủy quyền thừa kế sử dụng đất
Quy định của pháp luật về ủy quyền thừa kế sử dụng đất

(Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015) có quy định về quyền thừa kế, cụ thể: cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Hình thức của di chúc được quy định tại Điều 627, 628, 629 Bộ luật Dân sự 2015: phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng. Di chúc miệng được lập trong trường hợp một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế (tức là thời điểm người để thừa kế chết).

Giấy ủy quyền sử dụng đất cho con có phải di chúc không?

Trong nhiều trường hợp, giấy ủy quyền sử dụng đất cho con mang bản chất như một bản di chúc, nhằm định đoạt quyền sử dụng đất cho con.

Căn cứ Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp mà pháp luật ghi nhận việc đại diện theo ủy quyền chấm dứt bao gồm:

  • Theo thỏa thuận;
  • Thời hạn ủy quyền đã hết;
  • Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
  • Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
  • Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
  • Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Như vậy, có thể thấy, giấy ủy quyền chấm dứt khi người ủy quyền chết trong khi di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm người để di chúc chết. Do đó, khi di chúc có hiệu lực thì đương nhiên giấy ủy quyền hết hiệu lực. Nên Giấy ủy quyền sử dụng đất cho con không phải là di chúc và quan hệ ủy quyền sẽ chấm dứt bắt đầu từ thời điểm người ủy quyền chết. Khi đó, di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.

Trên đây là bài viết về vấn đề giấy ủy quyền sử dụng đất cho con có phải di chúc không? Quý khách hàng có thắc mắc hoặc câu hỏi về vấn đề này vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật thừa kế của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ trực tiếp.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết