Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

THỦ TỤC SAU KHI CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP là một trong những vấn đề pháp lý được bạn đọc quan tâm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp. Để tìm hiểu về công việc liên quan đến thuế, con dấu, hóa đơn, tài sản, thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải thực hiện sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là thủ tục của doanh nghiệp khi tiến hành thay đổi loại hình doanh nghiệp hiện tại của doanh nghiệp sang một loại hình doanh nghiệp khác để cơ cấu lại doanh nghiệp cho phù hợp với quy mô, mục tiêuchiến lược kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp.

Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có tên gọi mới với toàn bộ những quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp được chuyển đổi, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản, hợp đồng lao động của doanh nghiệp được chuyển đổi để lại.

>> Xem thêm: THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

>> Tham khảo: THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SANG CÔNG TY CỔ PHẦN

Những việc cần làm sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định Thông tư 80/2021/TT-BTC, bao gồm:

  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu): Mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC 
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC)
  • Báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
  • Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

Vấn đề hóa đơn

  1. Nếu doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điểu 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp tiến hành việc HỦY HÓA ĐƠN theo trình tự và hồ sơ tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

  1. Nếu doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chủ cần thực hiện đóng dấu tên mới vào bên cạnh tiêu thức tên đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu thông báo phát hành hóa đơn – mục 3.5 Phụ lục 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Thay đổi con dấu

Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp vì vậy dấu của doanh nghiệp có thể không có thông tin về tên của doanh nghiệp.

Như vậy việc thay đổi loại hình doanh nghiệp (dẫn đến thay đổi tên doanh nghiệp) có thể không ảnh hưởng đến việc sử dụng con dấu doanh nghiệp.

Nếu như trên con dấu doanh nghiệp có ghi nhận thông tin tên doanh nghiệp thì khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi con dấu để đảm bảo sự thống nhất, thuận tiện trong các giao dịch của doanh nghiệp và tránh gây nhầm lẫn.

Thủ tục đối với tài sản đăng ký sở hữu của công ty

Đối với các tài sản thuộc sở hữu của công ty mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, ví dụ như: xe ô tô; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất thì khi tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (dẫn đến tên doanh nghiệp thay đổi), doanh nghiệp phải thực hiện việc cập nhật thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó.

  • Đối với Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe vì có thay đổi tên chủ xe theo quy định tại Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA.
  • Đối với Giấy tờ đất đai: Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013, khoản 4 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.

Đăng ký thay đổi GCN đăng ký doanh nghiệp

Sau khi đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục: thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các thủ tục này có thể được thực hiện đồng thời với thủ tục đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Đăng ký doanh nghiệp

Đăng ký doanh nghiệp

Tùy vào các trường hợp chuyển đổi mà doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ khác nhau, theo Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp chuyển đổi bao gồm:

  • Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành các loại hình doanh nghiệp khác
  • Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành Công ty TNHH một thành viên
  • Chuyển đổi Công ty TNHH thành Công ty cổ phần và ngược lại

Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần thông báo với những chủ thể nào?

Để các cơ quan, tổ chức và đối tác có liên quan đến doanh nghiệp cập nhật sự thay đổi thông tin của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải thực hiện việc thông báo thay đổi loại hình doanh nghiệp (dẫn đến thay đổi tên) đến các chủ thể đó. Các chủ thể cần được thông báo bao gồm: cơ quan thuế, ngân hàng, bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý chuyên ngành của doanh nghiệp, các đối tác kinh doanh, khách hàng,…

Hướng dẫn đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua mạng điện tử

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng

Các bước thực hiện đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua mạng điện tử:

  • Bước 1: Tạo hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Bước 2: Kê khai thông tin trong hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua mạng điện tử
  • Bước 3: Tải văn bản điện tử của bộ hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Bước 4: Ký số/ Xác thực hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Bước 5: Nộp hồ sơ vào Phòng Đăng ký kinh doanh và đợi nhận kết quả hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về thủ tục sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu còn có bất cứ thắc mắc hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, quý bạn đọc có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết