Luật Hình Sự

Hướng dẫn thủ tục bảo lĩnh để được tại ngoại trong vụ án hình sự

Thủ tục bảo lĩnh để được tại ngoại trong vụ án hình sự thường được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù). Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

thu tuc bao lanh de duoc tai ngoai trong vu an hinh su
Bảo lãnh để được tại ngoại theo quy định pháp luật

Tại ngoại trong vụ án hình sự

Tại ngoại không phải là một cụm từ được pháp luật định nghĩa rõ ràng. Có thể hiểu tại ngoại là việc một người đang là đối tượng điều tra trong một vụ án hình sự nhưng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam.

Thông thường, khi cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố một người thì sẽ tạm giam người đó để giúp quá trình điều tra, xét xử được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người này có thể được tại ngoại.

Điều kiện bảo lĩnh tại ngoại

Muốn được bảo lĩnh phải được Cơ quan điều tra, Tòa án hoặc Viện kiểm sát ra quyết định đồng ý cho họ được bảo lãnh dựa trên yêu cầu của nhân thân. Căn cứ để ra quyết định cho phép bảo lĩnh dựa vào các tiêu chí như sau:

Xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội: Luật không quy định cụ thể phạm tội ở mức độ nào thì sẽ được bảo lĩnh tại ngoại, tuy nhiên trên thực tế việc biện pháp bảo lĩnh thường chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.

Xét về nhân thân của người bảo lãnh:

  • Các bị can, bị cáo muốn được bảo lĩnh tại ngoại thì thân nhân, người đứng ra bảo lĩnh phải đảm bảo các điều kiện được quy định như sau:
  • Về độ tuổi: Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi hình sự đầy đủ;
  • Có nhân thân tốt: thể hiện trong lý lịch cá nhân và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan (có công việc ổn định lâu dài; chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính; không phải là đối tượng thường gây rối mất trật tự tại địa phương; có thành tích được ghi nhận trong đời sống và công việc;…);
  • Ý thức pháp luật: Người bảo lãnh phải là người có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh;
  • Có nguồn thu nhập ổn định;
  • Phải đảm bảo các điều kiện về việc quản lý bị can, bị cáo trong quá trình bảo lãnh.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

cac buoc xin bao lanh cho nguoi bi giam
Điều kiện bảo lãnh theo luật định

Thẩm quyền cho phép bảo lãnh

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
  • Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Thủ tục bảo lãnh để được tại ngoại

  1. Bước 1: người bảo lĩnh và bị can, bị cáo viết giấy cam đoan và tiến hành xác nhận trong các trường hợp cần xác nhận;
  2. Bước 2: Nộp giấy cam đoan cho cơ quan có thẩm quyền;
  3. Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định bảo lĩnh;
  4. Bước 4: Gửi quyết định bảo lĩnh tới nơi đang tạm giam bị can, bị cáo để cho bị can, bị cáo tại ngoại.
don xin bao lanh nguoi nha bi giam giu
Các bước xin bảo lãnh tại cơ quan có thẩm quyền

Lưu ý:

  • Thời hạn bảo lãnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
  • Thời hạn bảo lãnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục bảo lãnh tại ngoại trong vụ án hình sự của chúng tôi. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết