Luật Hình Sự

Thời hạn tạm giữ, tạm giam trong vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn tạm giữ, tạm giam trong vụ án hình sự không giống nhau, trong thời hạn tạm giam tạm giữ, người bị tạm giam, tạm giữ vẫn được thực hiện một số quyền nhất định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin liên quan đến vấn đề trên.

Thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định của luật tố tụng hình sự
Thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định của luật tố tụng hình sự

>>Xem thêm: Các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam

Những trường hợp bị tạm giữ/tạm giam theo quy định của pháp luật

Tạm giữ và tạm giam là hai biện pháp ngăn chặn được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng tạm giữ hay tạm giam.

Tạm giữ

Các trường hợp phải tạm giữ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bao gồm:

  • Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
  • Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang
  • Người phạm tội tự thú, đầu thú
  • Đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định đó phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Tạm giam

Theo quy định Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các trường hợp có thể bị tạm giam bao gồm:

  • Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng;
  • Tội rất nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 119 bộ luật tố tụng hình sự 2015;
  • Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, cũng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam nếu thuộc trường hợp tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trong một số trường hợp, lệnh tạm giam phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Khi hết thời hạn tạm giam và phải trả tự do cho người bị tạm giam.

Khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam phải trả tự do cho họ
Khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam phải trả tự do cho họ

Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam

Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, tạm giam thông qua việc quy định các quyền sau:

  • Được bảo vệ tính mạng, thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
  • Được thực hiện quyền bầu cử, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
  • Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần;
  • Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
  • Được hướng dẫn và bảo đảm thực hiện quyền các bào chữa, trợ giúp pháp lý;
  • Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
  • Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
  • Được KHIẾU NẠI, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
  • Được bồi thường thiệt hại nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
  • Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

Ngoài các quyền trên, Khoản 2 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng quy định nghĩa vụ mà người bị tạm giữ, tạm giam phải thực hiện như sau:

  • Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
  • Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Có thể thấy, mặc dù bị giam giữ nhưng người bị giam, giữ không mất đi hoàn toàn quyền và lợi ích của mình. Đây là một trong những chính sách nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

Người bị tạm giữ, tạm giam được đảm bảo chế độ ăn, ở, mặc
Người bị tạm giữ, tạm giam được đảm bảo chế độ ăn, ở, mặc

Thời hạn tạm giữ/tạm giam trong vụ án hình sự

Pháp luật quy định thời hạn tạm giữ, tạm giam trong vụ án hình sự không giống nhau:

Đối với trường hợp tạm giữ quy định tại Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn tạm giữ được tính như sau:

  • Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan có thẩm quyền nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
  • Người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ hai lần nhưng mỗi lần không quá 03 ngày/lần.
  • Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.
  • Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan có thẩm quyền phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
  • Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Đối với thời hạn tạm giam trong vụ án hình sự dài hơn thời hạn tạm giữ, Căn cứ Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cụ thể là:

Thời hạn tạm giam bị can để điều tra:

  • Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, phải có thời gian dài hơn thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

  • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể gia hạn một lần không quá 01 tháng;
  • Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể gia hạn một lần không quá 02 tháng;
  • Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể gia hạn một lần không quá 03 tháng;
  • Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể gia hạn hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Xét thấy không cần thiết tạm giam, Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam
Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề các trường hợp bị tạm giữ/tạm giam cũng như thời hạn tạm giữ/tạm giam. Quý bạn đọc nếu có thắc mắc về vấn đề trên xin vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được luật sư tư vấn. 

5 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết