Cách thức thu thập chứng cứ ngoại tình là một trong những phương thức nhằm xác định bằng chứng có giá trị pháp lý để tiến hành thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, hình thức cũng như trình tự thu thập chứng cứ đúng theo quy định pháp luật rất khó để tiến hành. Thông qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về cách thức thu nhập chứng cứ ngoại tình theo quy định của pháp luật.
Quy định về bằng chứng ngoại tình
Mục Lục
Quy định về bằng chứng ngoại tình
Ngoại tình là gì?
- Hiện không có thuật ngữ quy định về ngoại tình. Nhưng theo cách hiểu chung về mặt xã hội, đây là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người kết hôn hợp pháp nhưng lại tham gia vào các hành vi quan hệ ngoài hôn nhân với một người khác.
- Hiện nay theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, chung thủy tôn trọng, quan tâm chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ thực hiện công việc gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau trừ một số trường hợp do công việc đặc thù không thể ở cùng nhau hay các lý do chính đáng khác.
- Do vậy, ngoại tình là hành vi trái với quy định nghĩa vụ chung sống hay nghĩa vụ chung thủy mà pháp luật quy định.
Cơ sở pháp lý: Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
>>> Xem thêm: Ngoại tình sẽ chịu những chế tài gì?
Thế nào là bằng chứng ngoại tình
- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, để được xem là chứng cứ có giá trị để Tòa án chấp nhận thì cần đáp ứng các tiêu chí nhất định.
- Do đó, bằng chứng ngoại tình (tức chứng cứ) phải là hình ảnh, băng ghi âm, cuộn phim, tin nhắn cho thấy dấu hiệu ngoại tình. Theo đó thể hiện người đó có quan hệ tình cảm trái pháp luật với người thứ ba hoặc hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng mà pháp luật không cho phép.
Đối tượng phạm tội ngoại tình
Chế độ hôn nhân, cũng như các nguyên tắc của chế độ hôn nhân được quy định rất rõ tại các điều 2,3, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Cụ thể
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Do đó, đối tượng phạm tội ngoại tình là:
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
- Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
- Nói cách khác, hành vi ngoại tình cũng là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân theo quy định pháp luật.
Các hình thức xử phạt vợ chồng ngoại tình
Các hình thức xử phạt vợ chồng ngoại tình
- Xử phạt hành chính.
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2020 Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
- Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
- Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
- Xử lý hình sự hình sự: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 182, Bô luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017
Khi nào bằng chứng ngoại tình có giá trị pháp lý
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) chứng cứ phải đáp ứng các tính chất sau để được xem là hợp pháp:
- Được thu thập theo đúng trình tự thủ tục quy định, bởi người có thẩm quyền;
- Các chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp phải là những gì có thật, khách quan và phải liên qua đến vụ án
- Với một số trường hợp; chứng cứ mà đương sự cung cấp phải là bản sao y, công chứng, trích sao; sao lục; hoặc do một tổ chức thứ 3 (ví dụ, Thừa phát lại) cung cấp. Hình thức của chứng cứ cũng là cơ sở để đảm bảo tính khách quan; tính có thật.
Cơ sở pháp lý: Điều 93,94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Cách thu thập bằng chứng ngoại tình của vợ, chồng.
Hiện nay có rất nhiều loại cách thức thu thập bằng chứng để chứng minh vợ hoặc chồng đang ngoại tình. Sau đây bài viết cung cấp cho Quý bạn đọc những hình thức thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật.
- Tự mình phát hiện và tự người đang ngoại tình thừa nhận.
Cách thức thu nhập này được chấp nhận và các chứng cứ khách quan có thể được coi là chứng cứ hợp pháp chứng minh vợ/chồng bạn ngoại tình. Bằng việc theo dõi các thiết bị di động và các phương thức khác như tin nhắn, zalo, thư từ, hành vi,…….
- Thuê dịch vụ thám tử
Phương thức này là việc yêu cầu một cá nhân, chủ thể thực hiện thu thập chứng cứ theo yêu cầu của mình.
- Dùng các thiết bị quay lén, nghe lén.
Đây là được xem là phương thức phổ biến hiện nay, nhưng theo pháp luật hiện nay việc dùng các thiết bị này không được công nhận vì nó xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Ngoài ra, các thiết bị này là đồ dụng điện tử nên sẽ rất dễ phát hiện đây là một điểm bất cập lớn. Nếu để các thiết bị này được pháp luật thừa nhận cần phải tuân thủ theo thủ tục tố tụng.
>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào?
Trên đây là thông tin về cách thức thu nhập bằng chứng ngoại tình. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan hoặc cần được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.