Thủ tục xóa án tích trong tố tụng Hình sự là một vấn đề được độc giả quan tâm khi đã chấp hành xong bản án, không vi phạm các quy định của pháp luật hình sự và muốn Tòa án xóa án tích. Để giải quyết vấn đề trên, Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ gửi đến Quý độc giả bài viết về hồ sơ, điều kiện, trình tự giải quyết đơn xin xóa án tích và quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề Thủ tục xóa án tích trong tố tụng Hình sự.
Án tích
Mục Lục
Án tích và xóa án tích theo quy định của pháp luật
Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Khi người phạm tội đã bị tòa tuyên án hình phạt thì hậu quả pháp lý mà họ phải chịu không chỉ là việc phải chấp hành hình phạt đó mà còn bị coi là có án tích – đặc điểm đó trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội cũng như khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, theo Điều 52, Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017), nếu một người đã từng phạm tội, chưa được xóa án tích nhưng lại phạm tội mới thì khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi việc chưa xóa án tích là một trong những tình tiết tăng nặng tội phạm.
Án tích không phải là đặc điểm về nhân thân có tính vĩnh viễn. Sau khi chấp hành bản án, trải qua một thời hạn nhất định và đáp ứng được các điều kiện của pháp luật, người có án tích sẽ được xóa án tích. Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án.
Cơ sở pháp lý: Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017).
>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự.
Điều kiện xóa án tích trong tố tụng hình sự
Đương nhiên xóa án tích
Theo quy định của pháp luật hình sự, trường hợp đương nhiên được xóa án tích phải đáp ứng các điều kiện sau:
Được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự;
Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017):
- Từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm…
- Nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 này.
Cơ sở pháp lý: Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017).
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
Theo quy định của pháp luật hình sự, trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án phải đáp ứng các điều kiện sau:
Được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sựsự.
Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017):
- Từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm…
Cơ sở pháp lý: Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017).
Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Tại Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017) quy định, Tòa án quyết định việc xóa án tích khi:
- Người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị xóa án tích;
- Người có án tích đã bảo đảm được ít nhất 1/3 thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Hình sự như trên.
Cơ sở pháp lý: Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017).
Như vậy, có 03 trường hợp được xóa án tích là: Đương nhiên xóa án tích, xóa án tích do quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. Tùy từng trường hợp mà người có án tích sẽ phải đáp ứng những điều kiện khác nhau để được xóa án tích. Nếu có đủ điều kiện xóa án tích như trên, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích.
Trình tự, thủ tục xóa án tích trong tố tụng hình sự
Thẩm quyền xét đơn xóa án tích.
Trình tự, thủ tục
Theo quy định của pháp luật hình sự, thẩm quyền xử lý đơn xin xác nhận xóa án tích đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án hoặc xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án.
Đối với trường hợp đương nhiên xóa án tích, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch sẽ xác nhận về việc không có án tích.
Cơ sở pháp lý: Điều 369 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Hồ sơ đề nghị xóa án tích
Đối với trường hợp đương nhiên xóa án tích: khi thỏa mãn điều kiện luật định thì người phạm tội được xem là không còn án tích nên không cần làm thủ tục xóa án tích.
Đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị xóa án tích;
- Nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 369 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Trình tự, thủ tục xóa án tích.
Đối với trường hợp đương nhiên xóa án tích: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.
Đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt:
- Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xóa án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp; - Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án;
- Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Cơ sở pháp lý: Điều 369 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Luật sư tư vấn thủ tục xóa án tích
Luật sư tư vấn
- Tư vấn về các trường hợp xóa án tích;
- Tư vấn về điều kiện để được để xoá án tích;
- Tư vấn về thời hạn được xoá án tích;
- Tư vấn về hồ sơ xóa án tích (đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Toà án);
- Tư vấn về thủ tục xóa án tích (đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Toà án);
- Tư vấn về các vấn đề khác của Xóa án tích.
Như vậy, để được xóa án tích, trước hết cần hiểu rõ quy định của pháp luật và điều kiện để được xóa án tích trong tố tụng hình sự. Ngoài ra, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện xóa án tích trong tố tụng hình sự cũng được trình bày cụ thể trong bài viết. Trường hợp Quý bạn đọc còn thắc mắc và cần được hỗ trợ pháp luật hình sự hoặc sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi vui lòng liên hệ 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.