Luật Hình Sự

Các trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Các trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là gì? là câu được độc giả quan tâm khi thuộc các trường hợp được phạm nhân đề nghị đình chỉ chấp hành hình phạt theo luật định. Để giải đáp thắc mắc, Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bài viết về khái niệm, trình tự, thủ tục giải quyết đối và các vấn đề liên quan đến các trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Các trường hơp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tùCác trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là gì?

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được hiểu là trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù, nhưng vì một trong những lý do luật định mà người phạm tội được xin tạm ngừng chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định.

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Hình sự 2015 thì:

  • Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
  • Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự

Trường hợp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo pháp luật hình sự

Các trường hợp tạm đình chỉ

Các trường hợp tạm đình chỉ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù:

Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục:

  • Phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, trừ người không có thân nhân hoặc không có nơi cư trú rõ ràng.
  • Người bị bệnh nặng là người mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.

Nữ phạm nhân có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, nếu họ bị xử phạt tù lần đầu và có nơi cư trú rõ ràng;

Phạm nhân là người lao động có thu nhập duy nhất trong gia đình, nếu họ tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng những người thân thích không có khả năng lao động trong gia đình họ), trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

Phạm nhân bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng và do nhu cầu công vụ, cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định.

Cơ sở pháp lý: Điều 67, 68 Bộ luật Hình sự 2015, Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số: 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15 tháng 05 năm 2013 của Bộ Công an –  Bộ Quốc phòng – Bộ Y tế – Tòa án Nhân dân tối cao – Viện kiểm sát Nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.

Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Thẩm quyền ra quyết định

Việc ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thuộc thẩm quyền của Tòa án trong thi hành án hình sự.

Bên cạnh đó, khi có căn cứ cho rằng người đang chấp hành án phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan có thẩm quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, cấp quân khu, Viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu. Thẩm quyền xem xét căn cứ kết luận giám định pháp y tầm thần ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thuộc về Chánh án Tòa án Nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 21 Luật Thi hành án Hình sự 2019, Điều 452 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT.

Hồ sơ đề nghị

Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù bao gồm:

  • Đơn đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của người thân thích với phạm nhân đó, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú;
  • Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (trong trường hợp do Viện kiểm sát đề nghị);
  • Bản sao bản án, quyết định hoặc bản sao trích lục bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật;
  • Bản sao Quyết định thi hành án phạt tù;
  • Đối với phạm nhân là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi phải có kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc phạm nhân có thai hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con phạm nhân, xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân đang chấp hành án;
  • Đối với phạm nhân bị bệnh nặng phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên về tình trạng sức khỏe của người đó. Riêng phạm nhân bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV phải có kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao Bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu;
  • Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do là lao động duy nhất trong gia đình phải có Bản tường trình có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân về cư trú;
  • Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do nhu cầu công vụ phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó;
  • Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2021/TTLT – BCA – TANDTC – VKSNDTC – BQP – BYT ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Tòa án Nhân dân tối cao – Viện kiểm sát Nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng quy định quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Trình tự thủ tục giải quyết

Trình tự, thủ tục giải quyết tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 7, 8 Thông tư liên tịch số 02/2021/TTLT – BCA – TANDTC – VKSNDTC – BQP – BYT:

Bước 1: Hội đồng xét, lập hồ sơ đề nghị cho phạm nhân tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ xem xét, thẩm định  và ra quyết định đối với đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Lưu ý:

  • Đối với phạm nhân bị phạt tù từ 15 năm trở xuống bị nhiễm HIV giai đoạn IV có nhiễm trùng cơ hội và không có khả năng tự phục vụ bản thân, nguy cơ tử vong cao hồ sơ đề nghị được Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định mà không cần thẩm định.
  • Đối với phạm nhân bị bệnh nặng hoặc phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định pháp luật bị kết án về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia thì phải có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, nếu bị kết án về các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia hoặc bị kết án tù chung thân mà chưa được giảm xuống tù có thời hạn thì phải có văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và văn bản đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Luật sư tư vấn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Tư vấn thủ tục tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

  • Luật sư tư vấn, giải thích các vấn đề phát sinh liên quan tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
  • Luật sư hỗ trợ làm đơn đề nghị khởi tố nếu có sai phạm trong quá trình tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục khiếu nại và khởi kiện.

Tóm lại, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù, nhưng vì một trong những lý do luật định được xin tạm ngừng chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, nội dung liên quan đến các trường hợp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cũng đã được làm rõ trong bài viết. Trường hợp Quý bạn đọc còn thắc mắc và cần được hỗ trợ pháp luật hình sự vui lòng liên hệ 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

4.6 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết