Luật Thừa Kế

Tranh chấp về thừa kế đất có phải hòa giải ở xã không?

Tranh chấp về thừa kế đất có phải hòa giải ở xã không?hay có thể nộp trực tiếp tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền. Việc nắm được quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế sẽ rút ngắn thời gian khởi kiện và hiệu quả. Nhưng quy định cụ thể về thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai được quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản liên quan. Bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật là phân tích cụ thể cho thắc mắc này của Quý bạn đọc.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đaiBiên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Quy định về thừa kế di sản là quyền sử dụng đất theo luật

Căn cứ Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì đối tượng được hưởng thừa kế là một người có một trong các điều kiện sau đây:

  • Cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
  • Sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
  • Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Để người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất thì cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, theo Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

Trong trường hợp di sản thừa kế là đất không có sổ đỏ thì vẫn có thể chia thừa kế theo di chúc hoặc chia theo pháp luật.

Đối với chia thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết và di chúc chỉ hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội.
  • Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi có người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 thì di sản sẽ được chia lại để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

Cơ sở pháp lý: Điều 624, 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với chia thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định và chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha để, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 649, Khoản 1 Điều 650, Điều 651 BLDS 2015.

>>> Xem thêm: Chia thừa kế theo pháp luật

Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đấtTranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có bắt buộc phải hòa giải không

Trước hết để biết được tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có bắt buộc hòa giải hay không thì đương sự cần phải làm rõ được tranh chấp đất đai và tranh chấp thừa kế đất đai.

Bởi lẽ trong vụ án tranh chấp đất đai thì đối tượng được tranh chấp là đất đai, còn tranh chấp thừa kế đất đai là việc tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của những người sử dụng đất là những người thừa kế xoay quanh di sản là quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do đối tượng của hai vụ tranh chấp là khác nhau nên việc xác định được rõ bản chất vụ án sẽ giúp người dân biết được mình có cần phải hòa giải hay không.

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2014 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015.
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy, tranh chấp thừa kế đất đai hay còn gọi là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất vì không phải là tranh chấp đất đai.

>>> Xem thêm: Ủy ban xã không hòa giải thì có khởi kiện tranh chấp đất đai được không?

Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp chia di sản

Hồ sơ khởi kiện

Thành phần hồ sơ khởi kiện theo Khoản 4 và Khoản 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm:

  • Đơn khởi kiện được soạn theo mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017;
  • Bản sao hợp lệ của CCCD/CMND;
  • Di chúc (đối với trường hợp có di chúc hợp pháp) hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nếu không có di chúc (nếu có)
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, chứng cứ khởi kiện tranh chấp đất đai.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản trừ khoản 7 điều này.

Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài trong trường hợp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Tòa án là nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kếTòa án là nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Trình tự thủ tục giải quyết của Tòa án

Trình tự thủ tục xem xét đơn và tiến hành thụ lý giải quyết đơn khởi kiện được thực hiện qua các bước sau:

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện. Có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi hồ sơ khởi kiện thông qua bưu điện hay cổng dịch vụ Công Quốc gia (nếu có).
  • Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn.
  • Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan.
  • Bước 4: Tiến hành hòa giải và mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ.
  • Bước 5: Chuẩn bị xét xử.
  • Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm.

Ngoài ra vụ án còn có thể được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm nếu rơi vào trường hợp kháng cáo, kháng nghị theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý: Điều 190, 191, 195, 196, 205, 222, 270 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

  • Tư vấn quy định pháp luật về quyền thừa kế.
  • Tư vấn thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại Ủy ban nhân dân xã.
  • Tư vấn các thủ tục khởi kiện.
  • Soạn thảo đơn từ, chuẩn bị hồ sơ nhằm giải quyết nhu cầu thiết thực cho khách hàng. Đơn từ ở đây có thể là đơn khiếu nại, đơn tố cáo cơ quan cấp có thẩm quyền trong quản lý hành chính về đất đai, soạn thảo đơn khởi kiện liên quan đến tranh chấp đất đai,… và các đơn từ khác xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Trực tiếp thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng cũng như trực tiếp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền như: Ủy ban nhân dân, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với các thủ tục hành chính hoặc tranh chấp đất đai) và Tòa án nhân dân (đối với tranh chấp đất đai).
  • Tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề tranh chấp thừa kế đất có cần phải hòa giải không. Bài viết đưa ra trình tự, thủ tục cần thiết khi khởi kiện tranh chấp thừa kế. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc về các thủ tục khởi kiện để đòi quyền lợi hay cần tư vấn pháp luật đất đai, hãy liên ngay đến Văn phòng luật sư tư vấn đất đai qua hotline 1900.6363.87.

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết