Tư vấn về hành vi giả mạo chữ ký người khác là vấn đề được các quý bạn đọc đặc biệt quan tâm nhất là trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với việc tư vấn về hành vi giả mạo giả mạo chữ kỹ của người khác, tùy vào hậu quả và thủ đoạn của hành vi giả mạo chữ ký có nghiêm trọng hay không mà pháp luật đưa ra các biện pháp xử phạt khác nhau.
Giả mạo chữ ký của người khác
Mục Lục
Hành vi giả mạo chữ ký theo quy định của luật hình sự
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích vụ lợi cá nhân có thể cấu thành tội giả mạo trong công tác:
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
- Làm, cấp giấy tờ giả;
- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Các yếu tố cấu thành tội phạm của hành vi giả mạo chữ ký
Chủ thể
Đối với hành vi giả mạo chữ ký, chủ thể thực hiện hành vi mạo danh chữ ký người khác là là chủ thể thường và phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: là từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Có đủ năng lực trách nhiệm hình sự: chủ thể thực hiện hành vi không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự
CSPL: Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Một số trường hợp người thực hiện là chủ thể đặc biệt, bên cạnh các dấu hiệu trên thì chủ thể thực hiện hành vi giả mạo chữ ký còn là người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, cơ quan nhà nước và đã thực hiện hành vi phạm tội trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi cá nhân.
CSPL: Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015.
Khách thể
Hành vi mạo danh chữ ký của người khác xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể ở đây là xâm phạm đến mối quan hệ giữa những cơ quan, tổ chức trực tiếp ban hành các giấy tờ, tài liệu, thông tin dữ liệu điện tử… bị tác động làm cho những giấy tờ, tài liệu, thông tin dữ liệu điện tử bị thay đổi về giá trị pháp lý, sai lệch gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan, tổ chức đã ban hành.
Đối tượng tác động của hành vi giả mạo chữ ký là các giấy tờ, tài liệu, thông tin dữ liệu điện tử… do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
Các yếu tố cấu thành tội phạm giả mạo chữ ký
Mặt chủ quan
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi giả mạo chữ ký của người khác là hành vi cố ý trực tiếp, người phạm tội hoàn toàn biết được hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Đối với hành vi trên, động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký phải nhằm vụ lợi cá nhân hoặc có động cơ khác.
Mặt khách quan
Hành vi giả mạo chữ ký của người khác:
- Chủ thể phạm tội có hành vi giả mạo, bắt chước chữ ký, ký hiệu của người khác trên các loại giấy tờ, tài liệu, văn bản điện tử…
- Hậu quả: giấy tờ, tài liệu, thông tin dữ liệu điện tử bị thay đổi về giá trị pháp lý, sai lệch gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan, tổ chức đã ban hành.
- Hậu quả không phải là không phải là dấu hiệu bắt buộc vì chỉ cần có hành vi vi mạo danh chữ ký của người có chức vụ, thẩm quyền nhằm mục đích vụ lợi đã cấu thành tội phạm.
Như vậy, nếu hành vi giả mạo chữ kỹ của người khác đáp ứng đầy đủ các yếu tố về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như trên thì sẽ cấu thành tội phạm.
Các hình thức xử lý hành vi giả mạo chữ ký của người khác
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý, bao gồm xử lý hành chính và xử lý hình sự.
Xử lý hành chính
Người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký người khác có thể bị xử lý hành chính, một số trường hợp bị xử lý phổ biến hiện nay như:
Giả mạo chữ ký trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm được xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.
- Bên cạnh biện pháp xử phạt chính, còn áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 điều 54 Nghị định trên như sau: Tịch thu tang vật là phiếu yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.
Giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực
- Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực bị phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực;
- Theo quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi giả mạo chữ ký trong hoạt động của công chứng viên bị xử phạt: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Giả mạo chữ ký của công chứng viên.
Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP hành vi giả danh người có thẩm quyền ký vào các tài liệu, giấy tờ thì: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký.
Như vậy, tùy thuộc vào các lĩnh vực khác nhau mà mức xử phạt về hành vi giả mạo chữ ký của người khác cũng có sự khác nhau.
Hình thức xử lý đối với hành vi giả mạo chữ ký
>>>>Xem thêm: Giả mạo chữ ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chịu trách nhiệm hình sự?
Xử lý hình sự
Bên cạnh biện pháp xử lý hành chính, hành vi giả mạo chữ ký của người khác còn có thể cấu thành tội phạm giả mạo trong công tác theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
- Làm, cấp giấy tờ giả;
- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Ngoài ra, nếu chủ thể có hành vi giả mạo chữ ký của người khác trong các loại hợp đồng dân sự thông thường nhằm chiếm đoạt tài sản của của người khác thì có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tại tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, theo đó:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Như vậy, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi giả mạo chữ ký mà người thực hiện có thể phải chịu các hình thức xử lý khác nhau.
>>>>>>Xem thêm: Giả Mạo Văn Bản, Chữ Ký Của Lãnh Đạo, Cơ Quan Nhà Nước Thì Bị Xử Lý Như Thế Nào?
Luật sư tư vấn về hành vi giả mạo chữ ký của người khác
- Tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến hành vi giả mạo chữ ký người khác.
- Hướng dẫn soạn thảo các văn bản, tài liệu chứng minh tài liệu của Quý khách hàng bị làm giả chữ ký.
- Tư vấn thu thập các tài liệu chứng cứ giải quyết các văn bản bị giả mạo chữ ký.
- Luật sư đại diện giải quyết với cơ quan chức năng.
Trên đây là những hướng dẫn của Luật sư về hành vi giả mạo chữ ký của người khác, các yêu tố cấu thành tội phạm của hành vi giả mạo chữ ký, các hình thức xử lý hành vi giả mạo chữ ký của người khác. Nếu còn những thắc mắc về những thông tin khác cũng như những câu hỏi liên quan quý khách hàng có thể liên hệ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể.