Tội cưỡng đoạt tài sản là tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, khi vi phạm thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm và những tình tiết tặng nặng có thể lên đến 20 năm với việc mức phạt có thể lên đến 20 năm nên việc hiểu về tội phạm này sẽ giúp xác định được dấu hiệu bắt buộc, hành vi cung như tội phạm được hoàn thành khi nào dưới đây là những trình bày làm rõ vấn đề trên.
Cưỡng đoạt tài sản
Mục Lục
Tội cưỡng đoạt tài sản là gì?
Theo quy định của Bộ Luật Hình Sự thì tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
Cơ sở pháp lý khoản 1 điều 170
Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Chủ thể
Chủ thể
Là những người có đủ năng lực hành vi và năng lực trách nhiệm hình sự
Khách thể
Việc thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần và đặc biệt là quyền sở hữu tài sản của người khác.
Mặt khách quan
Mặt khách quan thể hiện ở các dấu hiệu sau:
- Có hành vi đe dọa dùng vũ lực. là việc người phạm tội đe dọa sẽ thực hiện tác động gây ảnh hưởng đến người bị hại làm cho họ sợ mà giao ra tài sản. Mục đích của hành vi này là chiếm đoạt tài sản của bị hại bằng hành động làm cho bị hại sợ phải giao tài sản. Việc đe dọa ở đây không như hành vi cướp mà đây chỉ là việc gây áp lực nhưng người bị hại vẫn còn quyền lựa chọn khác nhưng vì sợ hãi hay lý do nào đó vẫn giao ra tài sản.
- Các hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp, ảnh hưởng tinh thần người khác. Là việc dùng bất kì thủ đoạn nào khác đe dọa dùng vũ lực để uy hiếp ảnh hưởng lớn đến tinh thần người bị hại khiến họ phải thực hiện theo yêu cầu của người phạm tội là giao ra tài sản của mình. Cũng giống như hành vi đe dọa dùng vũ lực ở trên bị hại vẫn còn quyền lựa chọn khác nhưng vì sợ mất danh tiếng, hạnh phúc gia đình,.. nên lựa chọn việc giao ra tài sản.
Mặt chủ quan
Mặt chủ quan khi thực hiện tội phạm này là yếu tố lỗi trực tiếp khi biết hành vi là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Mục đích của tội phạm này chiếm đoạt tài sản của người khác
Mức phạt tội cưỡng đoạt tài sản
Mức phạt
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức
- Có tính chất chuyên nghiệp
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cơ sở pháp lý điều 170 Bộ luật hình sự 2015
Một số câu hỏi liên quan đến tội cưỡng đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo?
Đối chiếu với mức phạt tội cưỡng đoạt tài sản nêu trên, người phạm tội chỉ được hưởng án treo khi bị xử phạt tù theo khung hình phạt thứ nhất (mức phạt tù không quá 03 năm), đồng thời đáp ứng các điều kiện hưởng án treo khác theo quy định
cơ sở pháp lý Điểm b, khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 10/05/2022.
Ví dụ về tội cưỡng đoạt tài sản
A là đồng nghiệp của B, B mới mua một túi xách hàng hiệu rất đẹp và khoe cho A, A cũng rất thích nhưng không đủ điều kiện mua. Một hôm A phát hiện B ngoại tình với người trong công ty sau khi biết, A đã nhắn tin cho B nói về việc mình đã biết B ngoại tình và yêu cầu B giao cho mình chiếc túi xách hàng hiệu mà B đã mua ở bên nước ngoài nếu không A sẽ công khai cho mọi người biết. Vì lo sợ gia đình sẽ tan vỡ và mất công việc yêu thích nên B quyết định giao chiếc túi xách hàng hiệu của mình cho A. Hành vi của A đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Luật sư bào chữa tội cưỡng đoạt tài sản
- Luật sư sẽ giúp khách hàng hiểu được các quy định của pháp luật liên quan đến tội cưỡng đoạt tài sản; đưa ra phương án giải quyết và dự kiến thời gian giải quyết vụ án;
- Đăng ký bào chữa và có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 với người được bào chữa.
- Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi của thân chủ không phải là hành vi cưỡng đoạt tài sản
- Luôn theo dõi quá trình giải quyết vụ án và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là những quy định của pháp luật về tội cưỡng đoạt tài sản, để có thể hiểu thêm về tội cưỡng đoạt tài sản cũng như khung hình phạt cho từng tình huống cụ thể. quý khách hàng có thể liên hệ luật sư TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰcủa Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể.