Mức án của nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế phải được áp dụng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và xác định dựa theo khung hình phạt mà Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 quy định đối với Tội Nhận hối lộ. Sau đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ phân tích vấn đề về hình phạt của tội nhận hối lộ và dịch vụ luật sư bào chữa tội phạm này.
Mức án của tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
Mục Lục
- Tội nhận hối lộ và hành vi nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
- Mức án của nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
- Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế có được hưởng án treo không?
- Nhận hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Dịch vụ luật sư bào chữa về tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
Tội nhận hối lộ và hành vi nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
- Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất khác) dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc cho tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
- Nhận hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh là hành vi bị cấm.
- Người phạm tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế phải là cán bộ y tế. Ví dụ, trường hợp Trưởng khoa Dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La nhận hối lộ khi thực hiện gói thầu mua Kit test Covid-19 của Việt Á.
Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; khoản 3 Điều 3 Thông tư 22/2013/TT-BYT; khoản 14 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Mức án của nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
Khung hình phạt cơ bản
- Người phạm tội Nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế, trong trường hợp nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Khung hình phạt khi có tình tiết tăng nặng.
- Các trường hợp phạm tội sau thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
- Cơ sở pháp lý: khoản 2, 3, 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Khung hình phạt của tội Nhận hối lộ
Hình phạt bổ sung.
- Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế có được hưởng án treo không?
- Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
- Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung của tội Nhận hối lộ.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, khoản 3 Điều 65, khoản 5 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Hưởng án treo khi phạm tội Nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
Nhận hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhận hối lộ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhận hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 6 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Dịch vụ luật sư bào chữa về tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
- Tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;
- Giúp bị can, bị cáo, người nhà của họ hiểu được các quy định của pháp luật liên quan đến tội Nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế;
- Đồng hành cùng thân chủ để thu thập tài liệu chứng cứ, đưa ra bằng chứng nhằm chứng minh thân chủ không phạm tội Nhận hối lộ hoặc giảm nhẹ mức án hết mức có thể;
- Luật sư luôn theo dõi và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật
Bài viết trên đây trình bày các thông tin về tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế, khung hình phạt, vấn đề hưởng án treo, trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và dịch vụ luật sư bào chữa. Nếu khách hàng muốn biết thêm thông tin về Tội nhận hối lộ thì hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được Luật sư tư vấn hình sự của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn giải đáp cụ thể.