Dịch Vụ Luật Sư

Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sảnthủ tục được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án có thẩm quyền Để thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như nắm rõ trình tự, thủ tục về vấn đề này. Để hiểu hơn về vấn đề này Chuyên tư vấn Luật xin thông tin đến Quý khách hàng qua bài viết sau đây.

Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Thẩm quyền thi hành án quyết định tuyên bố phá sản

Căn cứ khoản 1 Điều 120 Luật phá sản 2014, Điều 35 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), thẩm quyền thi hành án quyết định tuyên bố phá sản cụ thể như sau:

  • Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện đối với vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết;
  • Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh đối với vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi nào

Trình tự, thủ tục của việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Thủ tục thi hành quyết định phá sản

Thủ tục thi hành quyết định phá sản

Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản được thực hiện như sau:

Bước 1: Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Bước 2: Chấp hành viên thực hiện các hoạt động để thi hành án quyết định tuyên bố phá sản.

Bao gồm:

  • Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
  • Giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thanh lý tài sản;

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.

  • Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
  • Sau khi nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về kết quả thanh lý tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 120 Luật Phá sản 2014.

>>> Xem thêm: Pháp luật thi hành án về phá sản

Các hoạt động để thanh lý tài sản khi thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Thanh lý tài sản sau quyết định tuyên bố phá sảnThanh lý tài sản sau quyết định tuyên bố phá sản

Định giá tài sản

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan.
  • Nếu tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật.
  • Việc định giá lại tài sản được thực hiện khi có vi phạm nghiêm trọng về định giá tài sản, dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản.
  • Thẩm phán quyết định định giá lại đối với trường hợp bán tài sản để thanh toán chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. Chấp hành viên quyết định định giá lại đối với trường hợp thanh lý tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 122, 123 Luật Phá sản 2014.

Bán tài sản

Tài sản được bán theo một trong hai hình thức sau:

Thứ nhất, bán đấu giá.

  • Bán đấu giá tài sản là động sản giá tri từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản thực hiện theo quy định về pháp luật bán đấu giá tài sản.

Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định giá.

Bán đấu giá động sản thực hiện trong thời hạn 30 ngày, bất động sản thực hiện trong 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.

  • Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán đấu giá tài sản thanh lý khi: (i) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản; (ii) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.

  • Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị.

Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản hoặc quyết định bán tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 124 Luật Phá sản 2014.

Thu hồi lại tài sản trong trường hợp có vi phạm

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chấp hành viên đề nghị Tòa án nhân dân ra quyết định thu hồi lại tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã do thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu

Trường hợp có tranh chấp về thu hồi lại tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì được xử lý như sau:

  • Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản đề nghị Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc phá sản xem xét.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án nhân dân phải xem xét ra một trong các văn bản sau:

(i) Văn bản trả lời không chấp nhận đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.

(ii) Chuyển đơn đề nghị đến người có thẩm quyền để xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật.

  • Trường hợp Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản không đồng ý với văn bản trả lời của Tòa thì có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật.
  • Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 125 Luật Phá sản 2014.

Xử lý tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản

Luật sư tư vấn thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản

  • Tư vấn quy định và quy trình thực hiện thủ tục phá sản Doanh nghiệp;
  • Tư vấn chuẩn bị giấy tờ cần thiết, soạn thảo hồ sơ cho thủ tục phá sản;
  • Tư vấn thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản;
  • Kiểm tra tình trạng pháp lý của Doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác.

Như vậy, pháp luật về phá sản đã quy định chi tiết quy trình thủ tục thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Bài viết trên Chuyên tư vấn luật đã đề cập một số vấn đề như cách định giá tài sản, cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định, trình tự thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản… Nếu Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Luật Doanh nghiệp xin liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 124 bài viết