Luật sư nước ngoài có quyền bào chữa ở Việt Nam khi họ đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định Luật Luật sư Việt Nam. Theo đó, luật sư bào chữa là người nước ngoài có một số quyền và những hạn chế nhất định khi hành nghề tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn hãy theo dõi bài viết này.
Mục Lục
Quy định về hành nghề của luật sư nước ngoài.
Điều kiện hành nghề của Luật sư nước ngoài:
Theo Điều 74 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
- Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
- Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.
Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây:
- Lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định;
- Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
- Làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
- Làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật luật sư thì phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
1. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật luật sư, trong đó, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được:
- Chứng thực bản sao, bản dịch giấy tờ do cơ quan nhà nước, tổ chức của Việt Nam cấp;
- Thực hiện các thủ tục về nuôi con nuôi, kết hôn, hộ tịch, quốc tịch Việt Nam;
- Thực hiện dịch vụ công chứng, thừa phát lại và các dịch vụ pháp lý khác mà theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề công chứng Việt Nam, tổ chức hành nghề thừa phát lại Việt Nam mới được thực hiện.
2. Luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Luật sư nước ngoài có quyền bào chữa ở Việt Nam hay không?
Căn cứ theo điều 76 Luật số 20/2012/QH13 – Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư quy định:
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.
Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa tại Việt Nam.
Dịch vụ Chuyên Tư Vấn Luật hỗ trợ bào chữa tại Việt Nam
Dịch vụ bào chữa
Luật sư chuyên hình sự khi tiết nhận vụ án sẽ thực hiện quyền luật định để hoạt động bào chữa:
- Tư vấn về các quy định của pháp luật cụ thể về từng loại tội phạm và định khung hình phạt đối với những tội phạm cụ thể
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã kể từ khi có quyết định tạm giữ.
- Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị can kể từ khi có quyết định khởi tố bị can.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị cáo kể từ khi có quyết định đưa bị cáo ra xét xử.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì luật sư có thể thay mặt họ trình bày lời cáo buộc tại tòa.
Khi nhận bào chữa vụ án hình sự, Luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng:
- Góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án;
- Tránh oan, sai; công lý được thực thi đúng pháp luật;
- Quyền con người được bảo đảm.
Công việc của Luật sư nhận bào chữa vụ án hình sự được thực hiện nhằm mục đích bảo vệ thân chủ trách bị xâm phạm quyền lợi cũng những góp phần đảm bảo vụ án được tiến hành đúng luật. Pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện cho luật sư trong và ngoài nước được hành nghề trên lãnh thổ Việt Nam. Song song các quy định cho phép thì người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật tại đây. Để hiểu rõ hơn về luật sư hình sự, hãy liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu luật hình sự miễn phí.
>> Bài viết liên quan luật sư bào chữa có thể bạn quan tâm: