Dịch Vụ Luật Sư

Giấy phép và vấn đề hạn chế hoạt động cần lưu ý khi thực hiện giao dịch M&A

Giấy phép và vấn đề hạn chế hoạt động cần lưu ý khi thực hiện giao dịch M&A, việc thực hiện các giao dịch M&A giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao dịch chủ thể cũng cần lưu ý các vấn đề liên quan đến giấy phép và hạn chế hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Giấy phép và vấn đề hạn chế hoạt động cần lưu ý khi thực hiện giao dịch M&A

Giấy phép và vấn đề hạn chế hoạt động cần lưu ý khi thực hiện giao dịch M&A

Các hạn chế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần lưu ý

Quy định pháp luât về điều kiện hoạt động các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là khi chủ thể kinh doanh các ngành nghề này cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh hay cung cấp dịch vụ, hàng hóa ra thị trường.

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV, của Luật Đầu tư năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 bao gồm 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Vì vậy, để được phép kinh doanh ngoài Giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp phải đáp ứng được Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Hạn chế chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong một số trường hợp tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế, cụ thể như sau:

  • Tỷ lệ sở hữu tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật.
  • Tỷ lệ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
  • Tỷ lệ sở hữu không phải công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Căn cứ: Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Hạn chế về hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thường có thể được thực hiện dưới 2 hình thức phổ biến đó là: mua tài sản và mua cổ phần, phần vốn góp. Hai hình thức này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định:

  • Mua tài sản: Tốn kém về thời gian, công sức và chi phí để thẩm định, định giá nhiều loại tài sản, chuẩn bị thủ tục, giấy tờ để chuyển quyền sở hữu làm cho giao dich trở nên cồng kềnh.
  • Mua cổ phần, phần vốn góp: gặp phải những khoản nợ có thể gây ra “tranh chấp không dự tính được”

Các hạn chế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần lưu ý

Các hạn chế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần lưu ý

Thủ tục hành chính phải thực hiện khi tiến hành M&A

Thủ tục về thuế, tài chính

Theo quy định các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chương II, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và theo quy định tại Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi bổ sung thông tư số 78/2014/TT-BTC) và Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế:

  • Khi thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp, doanh nghiệp phải chịu khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc chuyển nhượng
  • Đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký thay đổi giấy phép hoạt động

Doanh nghiệp phát sinh sự thay đổi so với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp có thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh. Được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi, lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Hạn chế thường gặp của các doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường gặp các hạn chế về các vấn đề sau:

  • Thiết lập ngân sách
  • Dự báo doanh số kinh doanh
  • Đầu tư công nghệ
  • Quản lý và duy trì nhân sự

Lý do nên cần tư vấn Luật khi thực hiện giao dịch M&A

Để tránh các rủi ro pháp lý cũng như việc thực hiện các thủ tục mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp được diễn ra đảm bảo theo đúng các quy định, trình tự do pháp luật quy định nhưng vẫn nhanh chóng luôn cần một Luật sư thực hiện trọn gói các thủ tục mua bán, sáp nhập ở Doanh nghiệp.

Lý do nên cần tư vấn Luật khi thực hiện giao dịch M&A

Lý do nên cần tư vấn Luật khi thực hiện giao dịch M&A

Trên đây là tư vấn về giấy phép và vấn đề hạn chế hoạt động cần lưu ý khi thực hiện giao dịch. Quý bạn đọc cần hỗ trợ vấn đề TƯ VẤN PHÁP LUẬT  hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được  tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 77 bài viết